Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ảnh hưởng văn hóa của The Beatles”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up
n replaced: → (7) using AWB
Dòng 11:
* ''[[Abbey Road]]'' được bắt chước trong các album ''The Abbey Road E.P.'' của nhóm [[Red Hot Chili Peppers]], và album nhạc soul ''Soulful Road'' (1974) của nhóm New York City. Nhóm Booker T. & the MGs cũng từng thực hiện album tri ân mang tên ''McLemore Avenue'' với phần bìa tương tự.
* ''[[Let It Be]]'' trở thành phần bìa các album ''[[Demon Days]]'' ([[Gorillaz]]) và ''[[Shout at the Devil]]'' ([[Mötley Crüe]]).
*:''Let It Be'' vốn được album ''[[Let It Bleed]]'' của [[The Rolling Stones]] bắt chước – album dù được phát hành 6 tháng trước song thu âm trong khoảng 9 tháng muộn hơn.
 
=== Video âm nhạc ===
Dòng 84:
Kiểu tóc của The Beatles, được biết dưới tên mop-top (hay moptop) vì trông nó giống hình cái cây lau nhà hay là kiểu đầu nấm ngang vai được phổ biến bởi The Bealtes song lại bị chế nhạo bởi những người trưởng thành{{sfn|Gilliland| 1969|loc=show 27, track 4}}. Đây là kiểu cắt tóc ép mượt, bồng ở đoạn cuối, trùm lấy tai ở 2 bên với phần mái tỉa bằng.
 
Khi còn là học sinh vào những năm 1950, Jürgen Vollmer từng để kiểu tóc này ôm chụp lấy đầu để gọn gàng thuận tiện khi đi bơi, chứ không có mục đích tạo kiểu. [[John Lennon]] trích lại trong cuốn ''[[The Beatles Anthology]]'': ''"Vollmer là người tạo nên kiểu tóc với cách tỉa bằng cả trước lẫn sau, và chúng tôi chỉ chọn cách cắt tóc đó."'' Cuối năm 1961, Vollmer chuyển tới Paris. McCartney từng trả lời phỏng vấn vào năm 1979: ''"Chúng tôi gặp một gã ở Hamburg có kiểu tóc mà chúng tôi thích. John và tôi liền bám theo anh ta tới tận Paris. Và chúng tôi đề nghị anh ta cắt cho chúng tôi kiểu tóc giống hệt vậy."'' Năm 1989, McCartney viết một bức thư cho Vollmer: ''"George từng giải thích vào những năm 1960 rằng John và tôi có chung một kiểu tóc sau chuyến đi Paris và cậu ta chỉ bắt chước theo... Chúng tôi là những người đầu tiên dám đương đầu với thử thách!"''
 
Cùng vơi sự nổi tiếng rộng khắp của The Beatles, kiểu tóc này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong khoảng năm 1964 tới 1966. Kiểu tóc cũng khiến các hãng sản xuất đồ chơi thiết kế những bộ tóc giả có tên "Beatle Wigs". Lowell Toy Manufacturing Corp. từ New York có được giấy phép sản xuất "bộ tóc giả đăng ký" của The Beatles. Có rất nhiều sản phẩm để lựa chọn, song kiểu tóc ban đầu vẫn đắt hàng nhất. Trong buổi họp báo tại khách sạn Plaza Hotel ở New York không lâu sau khi The Beatles tới đây, phóng viên có hỏi Harrison: ''"Anh gọi như thế nào cho kiểu tóc này?"'' và anh trả lời ''"Arthur"''. Sự kiện đó được tái tạo lại trong một cảnh quay của bộ phim ''A Hard Day's Night'' khi có nhà báo chạy tới hỏi Harrion: ''"Anh có thể gọi như thế nào, uhm, về kiểu tóc của mình?"''
Dòng 103:
 
=== Phụ kiện khác ===
Kiểu mũ mà John và [[Cynthia Lennon]] đội trong tour diễn năm 1964 tại Mỹ của ban nhạc sau đó đều được ưa chuộng cả nam lẫn nữ. Năm 1966, trong bộ phim ''[[How I Won the War]]'', Lennon lần đầu đeo lên đôi kính tròn màu, thứ sau này trở thành thương hiệu của chính anh. Cặp kính này sau đó được gọi là "cặp kính John Lennon".
 
== Sân khấu ==
Dòng 134:
* Trong phần hậu truyện của ''SpongeBob SquarePants'' bởi [[Nickelodeon]], Plankton có một album bán chạy có tên ''Krabby Road'' (liên tưởng trực tiếp tới ''Abbey Road'' của The Beatles) với phần bìa tương đối giống với album gốc. Một tập của SpongeBob cũng có tên "Krabby Road" mà nhan đề được trình bày giống như mặt sau của ''Abbey Road''. Ngoài ra, chiếc [[Yellow Submarine|tàu ngầm vàng]] còn xuất hiện trong bảo tàng tàu thuyền ở tập "Nautical Novice".
* Bộ phim ''[[Camp Lazlo]]'' của Cartoon Network có tập mang lên "Hard Days Samson", liên tưởng tới ca khúc "[[A Hard Day's Night (bài hát)|A Hard Day's Night]]" của The Beatles. Bộ phim cũng có đoạn biệt đội Sóc truy đuổi nhân vật Samson, mô phỏng theo cảnh các cô gái đuổi theo The Beatles trong [[A Hard Day's Night (phim)|bộ phim]]. Ngay cả phần nhạc nền trong đoạn trích trên cũng có giai điệu tương đồng với "A Hard Day's Night".
* Trong tập "The Third Wheel" thuộc show truyền hình Mỹ ''[[That '70s Show]]'', cô gái mà nhân vật Steven Hyde để ý rời khỏi The Circle khiến Eric Forman phải thốt lên "Sayonara Yoko!". Fez, Hyde và Michael Kelso liền nhìn lấy cậu ta và nói: "Sao? Chúng ta giống The Beatles vậy ư?". Cũng trong ''That '70s Show'' ở tập "I Can't Quit You Baby", Eric khuyên Jackie Burkhart dừng hẹn hò với Hyde vì "Cô đang phá hoại nhóm chúng tôi đó, Yoko!" Cả hai tập trên đều lấy liên tưởng với mối quan hệ của Yoko Ono với Lennon và sự can thiệp của bà vào hoạt động của The Beatles – điều mà rất nhiều nhà nghiên cứu coi là nguyên nhân khiến ban nhạc tan rã.
* Trong tập "Battle of Panthatar" thuộc serie ''Drake & Josh'' của [[Nickelodeon]], Josh đã đẩy Drake để tặng cho Thornton album ''[[Abbey Road]]'' có chữ ký để mong Thornton mời cậu tới dự sinh nhật lần thứ 16.
* Serie đầu những năm 1990 có tên ''Superhuman Samurai Syber Squad'' có một tập mang tên "Amp Loves You! Yea, Yea, Yea.", liên hệ với câu hát trong ca khúc "[[She Loves You]]".
Dòng 144:
* The Beatles cũng được nhắc tới trong tập "Kootie Pie Rocks" thuộc bộ phim ''Adventures of Super Mario Bros. 3'', khi nhân vật Kootie Pie so sánh ban nhạc yêu thích của mình là [[Milli Vanilli]] với những con bọ (thực ra ý của cô là ban nhạc Buzzy Beetles trong trò chơi). Rob và Fab đã bình luận "Có ai muốn trở thành ban nhạc của những năm 60 nữa?"
* Trong tập "Princess, I Shrunk the Marios" của bộ phim ''The Super Mario Bros. Super Show'', Mario và Luigi thu nhỏ người bằng kích cỡ của những chú bọ, và trong một hoạt cảnh có tới 4 chú bọ đối đầu với cả bốn thành viên của The Beatles với kiểu tóc đặc trưng. Mario thừa nhận rằng anh rất ghét Beatles (và/hoặc cả beetles – bọ).
* Chương trình [[soap opera]] của Anh ''[[EastEnders]]'' đã hát rất nhiều ca khúc cho chiến dịch Children in Need 2007. Những ca khúc của The Beatles được họ lựa chọn bao gồm "[[Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (bài hát)|Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band]]", "[[Fixing a Hole]]" và "[[With a Little Help from My Friends]]". Phần trình diễn này nhằm kỷ niệm 40 năm phát hành album ''[[Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band]]''.
* Tập đầu tiên của bộ phim hoạt hình ''[[Wonder Pets!]]'' có tên "Save the Beetles" mà trong đó các nhân vật đã giải cứu bốn con bọ với kiểu tóc mop top đặc trưng bị kẹt trong chiếc tàu ngầm vàng, liên tưởng tới ca khúc "[[Yellow Submarine (bài hát)|Yellow Submarine]]" của ban nhạc. Phần âm nhạc trong tập này cũng đều là các giai điệu của The Beatles.
* Trước khi Cleveland tạm biệt Quahog trong serie ''[[The Cleveland Show]]'', Peter, Joe và Quagmire cùng nhau mặc những trang phục của [[Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band|trung sĩ Pepper]] và cùng nhau nói rằng họ cần tìm một [[Ringo Starr|Ringo]] mới.
Dòng 196:
* Một trong những câu thoại của trò chơi ''[[Final Fantasy X]]'' là "I'm fixing a hole where the rain gets in" lấy từ ca khúc "[[Fixing a Hole]]".
* Trong ''[[EarthBound]]'', hàng loạt trích dẫn về The Beatles xuất hiện xuyên suốt trò chơi. Nhà thiết kế [[Shigesato Itoi]] thừa nhận mình là người hâm mộ cuồng nhiệt của ban nhạc, và công ty APE cũng nói John Lennon là cảm hứng chính cho phần sáng tác nhạc cho trò chơi.
** Rất nhiều nhân vật ở Moonside thường xuyên nói "Hello! And... goodbye!", trích từ ca khúc "[[Hello, Goodbye]]".
** Trong ấn bản tiếng Nhật, John (cho nhân vật Ness), Paul (Jeff), George (Poo) và Ringo (King the dog) là những cái tên gợi ý để đặt tên. Yoko cũng là cái tên gợi ý cho nhân vật Paula. Ngoài ra, "[[Honey Pie]]" còn là tên cho món ăn được ưa thích nhất, và "[[Love (bài hát của John Lennon)|Love]]" là tên cho đồ vật yêu thích nhất.
** Chiếc tàu ngầm vàng xuất hiện ở trong Dungeon Man. Lời giải thích cho màu sắc chiếc tàu này là "hoàn toàn trùng hợp".
Dòng 228:
 
;Julian Lennon
[[Julian Lennon]] là con trai của John Lennon và Cynthia Powell. Các ca khúc "Valotte", "Saltwater" và "Too Late for Goodbyes" đều là Beatlesque. Trong video ca nhạc của "I Don't Wanna Know", Julian Lennon cũng mặc trang phục của The Beatles. Anh cũng từng hát lại ca khúc "[[When I'm Sixty-Four]]".
 
Đã từng có lời đồn đại rằng The Beatles sẽ tái hợp với Julian thay thế vai trò của cha anh trước đây, cho dù bản thân Julian hay bất cứ Beatle nào từng đề cập tới chuyện này. Các thành viên còn sống của The Beatles cũng cho rằng không có gì đáng tin trong những lời đồn này<ref>Theo ''The Beatles Anthology''.</ref>.