Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n replaced: → using AWB
Dòng 172:
Năm [[1531]], viên Bích Khê hầu Lê Công Uyên, người huyện Lôi Dương, cháu của công thần thời vua [[Lê Thái Tổ]] là [[Lê Văn Linh]], khởi binh đánh vào cửa Chu Tước, bị thua phải chạy vào Thanh Hóa. Đăng Dung phát binh diệt trừ, Lê Công Uyên bị giết, xứ [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]] binh hỏa liên miên, nhân dân lưu tán, vườn ruộng bỏ hoang.<ref name=autogenerated1>Đại Việt thông sử, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 331.</ref>
 
Đến năm sau, lại mở khoa thi, lấy đỗ [[Nguyễn Thiến]], Bùi Vinh, Ngô Sơn Khoái... tổng cộng 27 người tất cả. Năm [[1535]] mở khoa thi, lấy đỗ [[Nguyễn Bỉnh Khiêm]] tổng cộng 32 người. Năm [[1538]] mở khoa thi, lấy đỗ [[Giáp Hải]] tổng cộng 36 người.
 
Ra lệnh cấm người các xứ trong, ngoài không được cầm giáo mác và dao nhọn, can qua, cùng những binh khí khác hoành hành trên đường đi. Ai vi phạm thì cho phép ty bắt giữ. Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, [[trâu]] [[bò]] thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên.<ref>Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, tập 3, 1998, tr. 115.</ref>
Dòng 244:
:''Lần đầu tiên bộ sử này ghi: “Năm [[Mậu Tí]] ([[1528]]) Mạc tiếm hiệu Minh Đức thứ 2 (…) Đăng Dung sai người sang Yên Kinh báo với Nhà Minh rằng là họ Mạc tạm trông coi việc nước, cai trị dân chúng. Nhà Minh không tin (…) Đăng Dung sợ [[Nhà Minh]] đem quân sang hỏi tội, bèn lập mưu cắt đất dâng nhân dân hai châu Quy, Thuận và hai hình người bằng vàng bạc cũng là châu báu của lạ, vật lạ, Nhà Minh thu nhận. Từ đấy Nam Bắc lại thông sứ đi lại” (ĐVSKTT, Tập IV –trang 121 - 122).''
:''Việc ghi chép này hoàn toàn sai sự thật. Quy, Thuận chính là Châu Quy Hóa và Châu Thuận An. Hai châu này thuộc về [[Trung Hoa]] vào thời [[Nhà Tống]] từ những năm 60 của [[thế kỷ XI]].''
:''...Lần thứ hai mà ĐVSKTT ghi chép về việc “dâng đất” của Mạc Đăng Dung là như sau: “[[Canh Tí]] ([[1540]]) Mạc Đại Chính năm thứ 11 (…) mùa đông, tháng 11, Mạc Đăng Dung (…) dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai, quân dân quan chức trong nước để xin xử phân, nộp các động Tê Phù, Lim Lạc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương, La Phù của Châu Vĩnh An trấn Yên Quảng xin cho nội thuộc, lệ vào Khâm Châu…”(ĐVSKTT, tập IV, trang 131-132). Đây là tư liệu chính mà các sách lịch sử về sau của ta luôn nhắc đến để kết tội Mạc Đăng Dung. Trước hết cần nói rõ là số lượng và tên gọi các động ghi trong các sách có chỗ đại đồng tiểu dị. Chẳng hạn Lê Thành Khôi thì căn cứ vào ĐVSKTT mà chép là 6 động, nhưng lại ghi Cổ Sâm thành Cổ Xung (Le Viet Nam Histore etcin lisation, Leseditions deminuít, Paris, 1955, P.263); [[Trần Trọng Kim]] chỉ chép 5 động - không có An Lương ([[Việt Nam]]), Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Phan Quang và Nguyễn Cảnh Minh thì ghi 5 động là: Tư Lẫm, Kim Lạc, Cổ Sâm, Liêu Cát và La Phù (sđd-92, tập 1, Hà Nội, 1971, trang 75). Thực ra, sự việc chỉ liên quan đến 4 động là Tư Lẫm, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù và có chăng thì chỉ việc Mạc Đăng Dung trả đất chứ không hề có việc Mạc Đăng Dung dâng đất của [[Đại Việt]] cho Nhà Minh. Sự thực bốn động nêu trên đều thuộc trấn Như Tích vốn là đất [[Trung Hoa]]i ít nhất từ đời Tống. Trấn này nằm cách Khâm Châu ([[Quảng Đông]]) 160 dặm về phía tây và cách Châu Vĩnh An của [[Đại Việt]] 20 dặm. Đây là một vùng núi cao, địa thế hiểm trở. Đầu đời Tống các động này dã đặt các chức động trưởng để trông coi và sang đời Minh, niên hiệu Hồng Vũ năm đầu ([[1368]]), vua Minh lại đặt chức Tuần ti ở Như Tích để thống lĩnh các động này một cách chặt chẽ hơn. Như đã trình bày về hai châu Quy, Thuận, các động trưởng dọc biên giới Việt - Trung thường tùy theo tình hình thực tế mà thay đổi thái độ thần phục đối với [[Trung Hoa]] hoặc [[Đại Việt]].''
:''...Vậy là ngay một số ghi chép trong ĐVSKTT như đã trích dẫn trên cũng đủ cho thấy hoàn toàn không có chuyện Mạc Đăng Dung cắt đất của [[Đại Việt]] để dâng cho [[Nhà Minh]]. Có chăng chỉ là các sử thần Lê-Trịnh vì mục đích chính trị đã xuyên tạc sự thật lịch sử để hạ nhục [[Nhà Mạc]] mà thôi.''
 
Dòng 478:
{{Thái thượng hoàng Việt Nam}}
{{Lịch sử Việt Nam thời Mạc}}
 
[[Thể loại:Vua Nhà Mạc|Thái Tổ, Mạc]]
[[Thể loại:Thái thượng hoàng nhà Mạc]]