Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 118:
=== Bắc Ngự Liêu Hạ ===
[[Tập tin:Zhenzong.jpg|thumb|left|200px|[[Tống Chân Tông|Tống Chân Tông Triệu Hằng]]]]
[[Tống Chân Tông]] kế tục ''"Hoàng Lão chính trị, [[Vô vi (Đạo giáo)|Vô sở tác vi]]"'' vào cuối thời Tống Thái Tông. Từ sau Bắc phạt thời niên hiệu Ung Hy, triều Liêu thường tấn công khu vực giao giới Tống-Liêu, đến năm Cảnh Đức thứ 1 (1004) cuối cùng diễn biến thành chiến tranh xâm chiếm đại quy mô.{{RefTag|1={{chú thích sách|author=王明蓀|title=《中國通史 宋遼金元史》〈第二章 北宋的外患-遼與夏〉|pages=第30頁}}}} Tể tướng [[Khấu Chuẩn]] cực lực chủ trương kháng chiến, kết quả Tống Chân Tông thân chinh, sĩ khí quân Tống phấn chấn cao độ, giao chiến ác liệt với quân Liêu dưới thành [[Bộc Dương|Thiền châu]], quân Liêu cầu hòa. Trải qua nhiều lần giao thiệp, hai triều đại nghị hòa thành công. Nội dung chủ yếu của hòa ước là: Mỗi năm Tống trao cho Liêu 20 vạn xấp lụa, mười vạn lượng bạc, hai bên là quốc gia huynh đệ, sử gọi hòa ước này là ''"Thiền Uyên chi minh"''. Qua các thời đại, quan điểm phê bình hòa ước là chủ đạo, nhận định mục đích chiến lược là thu hồi Yên Vân thập lục châu chưa đạt được, bên thắng lợi quân sự hàng năm phải dùng một lượng của cải lớn để đổi lấy hòa bình, là điều sỉ nhục. Những quan điểm đồng tình thì nhận định bản thân việc đánh lui quân Liêu nam xâm đã là thắng lợi, thời Tống kinh thế phát đạt, gánh nặng theo hòa ước không quá lớn, khó có thể nói là điều ước ép buộc.{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈宋代 第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第210頁}}}}.
 
Sau đó, Khẩu Chuẩn dần dần thất sủng, cuối cùng bị bãi chức tể tướng. Tống Chân Tông bắt đầu tin dùng nịnh thần [[Vương Khâm Nhược]]. Vương Khâm Nhược thường đón trước ý của Tống Chân Tông, biết rõ Tống Chân Tông hy vọng thiên hạ xuất hiện một cảnh tượng cát tường an lạc, do vậy cùng tể tướng [[Vương Đán]] liên thủ, chế tạo tượng "tường thụy" tại các địa phương, cực lực cổ xúy Tống Chân Tông [[phong thiền]], rất trúng ý Chân Tông. Năm Đại Trung Tường Phù thứ 1 (1008), Tống Chân Tông lần lượt ba lần phong thiền trong một năm, làm tổn hạo nghiêm trọng dân lực{{RefTag|1={{chú thích sách|author=王明蓀|title=《中國通史 宋遼金元史》〈第二章 北宋的外患-遼與夏〉|pages=第32頁}}}} Tống Chân Tông và [[Lưu Nga (Bắc Tống)|Lưu hoàng hậu]] không có hoàng tử, Tống Chân Tông tình cờ một lần lâm hạnh thị nữ Lý thị của Lưu hoàng hậu, kết quả Lý thị vào năm Đại Trung Tường Phù thứ 3 (1010) sinh được một con trai tên là Triệu Thụ Ích. Sau đó, Lưu hoàng hậu và Dương Thục phi cùng nuôi dưỡng hài tử này. Trung thu năm Thiên Hi thứ 2 (1018), Tống Chân Tông chính thức phong Triệu Thụ Ích là Thái tử, đổi tên thành Triệu Trinh. Năm Càn Hưng thứ 1 (1022), Tống Chân Tông băng hà. Thái tử Triệu Trinh kế vị, Lưu hoàng hậu được tôn là [[Hoàng thái hậu]] và tạm thời quản lý đại sự quốc gia cho đến khi Tống Nhân Tông Triệu Trinh thành niên. Từ đây bắt đầu thời đại 11 năm Lưu Thái hậu ''"thùy liêm thính chính"'' (buông rèm nghe quốc sự).{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《[[中国断代史系列]]·宋史》〈第五章 北宋中叶的改革浪潮(上):庆历新政〉第一节 积贫积弱局面的形成 二、刘太后专政与积贫状况的加剧|author=陈振|publisher=上海人民出版社|year=2003年|pages=第181页|isbn=7-208-04444-9|language=zh-cn}}}} Giai đoạn đầu chấp chính, Tống Nhân Tông vẫn nằm dưới bóng của Lưu thị, đến khi Lưu thị từ trần thì Tống Nhân Tông mới thi hành lý tưởng của mình{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈宋代 第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第208頁}}}}.