Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Ireland”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: → (5) using AWB
Dòng 53:
Từ thế kỷ 18 trở đi, ngôn ngữ này dần mất chỗ đứng ở miền đông Ireland, một phần bởi chính quyền Anh Quốc ra sức ngăn cản việc sử dụng ngôn này trong giáo dục, luật pháp và hành chính, một phần khác bởi sự lan rộng của việc sử dụng hai ngôn ngữ – một ví dụ cụ thể của sự chuyển giao ngôn ngữ.<ref>{{chú thích sách|title=The great silence |last=De Fréine |first=Seán |year=1978 |publisher=Mercier Press |isbn=0-85342-516-7 |id=ISBN 9780853425168 }}</ref> Đây là một sự thay đổi có đặc trưng bởi việc hai ngôn ngữ được dùng chung trong cùng một cộng đồng nhưng trong các hoàn cảnh kinh tế và xã hội khác nhau và tính song ngữ chuyển tiếp (cha mẹ chỉ nói tiếng Ireland có con cái nói cả hai thứ tiếng, còn cháu chắt chỉ nói tiếng Anh). Cho đến giữa thế kỷ 18 tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ của tầng lớp công giáo trung lưu, nhà thờ công giáo và trí thức nhà nước, đặc biệt ở vùng phía đông. Tiếng Anh mang lại rất nhiều lợi ích cho người di cư, đặc biệt là phụ nữ. Dần dà, khi ý nghĩa của tiếng Anh trở nên rõ ràng, việc cấm tiếng Ireland trong trường học có được sự đồng thuân của các bậc cha mẹ.<ref name="Ó Gráda">Ó Gráda 2013.</ref> Nạn đói kinh hoàng ở Ireland (1845–49) được coi là đã đẩy ngôn ngữ này xuống tột cùng của sủa sự suy thoái. Khi có vẻ như việc di cư tới Hoa Kỳ và Canada càng ngày trở nên phổ biến, tầm quan trọng của tiếng Anh trở nên rõ ràng hơn vì nó giúp dân di cư kiếm việc ở những ngành khác hơn là làm nông nghiệp.
 
Người ta vẫn chưa thể làm rõ liệu tiếng Ireland có đóng góp quá ít vào quá trình hiện hóa của Ireland trong thế kỷ 19 như người ta vẫn nghĩ hay không. Trong nửa đầu thế kỷ vẫn còn khoảng ba triệu người coi tiếng Ireland là ngôn ngữ chính của mình, và chỉ riêng con số này cũng nói lên sức mạnh về văn hóa xã hội của cộng đồng này. Người nói tiếng Ireland thường giữ nguyên việc sử dụng tiếng Ireland khi lên tòa án (ngay cả khi họ biết tiếng Anh) hay trong các giao dịch buôn bán. Ngôn ngữ liên quan sâu sắc tới cuộc "cách mạng sùng đạo" đánh dấu sự tiêu chuẩn hóa việc hành lễ công giáo và cũng được dùng rộng rãi trong lĩnh vực chính trị. Từ thời nạn đói và kể cả sau đó, tiếng Ireland vẫn được nói bởi mọi tầng lớp, cả thành thị và nông thôn.<ref>Wolf, Nicholas M. (2014). ''An Irish-Speaking Island: State, Religion, Community, and the Linguistic Landscape in Ireland, 1770-1870''. Nhà xuất bản Đại học Wisconsin. ISBN 978-0299302740</ref> Vào cuối thế kỷ 19 người ta bắt đầu một chiến dịch hồi sinh để khuyến khích việc học và sử dụng tiếng Ireland, mặc dù chỉ rất ít người trưởng thành nắm chắc về ngôn ngữ này.<ref>McMahon 2008, trang 130-131.</ref> Phương tiện để hồi sinh lại tiếng Ireland là thông qua [[Conradh na Gaeilge]] (Liên đoàn Gael), tập trung chủ yếu vào văn hóa dân gian truyền thống giàu bản sắc cũng như các lĩnh vực hiện đại.
 
==Hiện trạng==
Dòng 66:
[[File:Percentage stating they speak Irish daily outside the education system in the 2011 census.png|thumb|200px|Bản đồ phần trăm số người trả lời nói rằng họ nói tiếng Ireland hàng ngày ngoài thời gian học tập trong cuộc điều tra dân số 2011 ở Cộng hòa Ireland.]]
 
[[Đại học Quốc gia Ireland]] yêu cầu tất cả các học sinh nếu muốn tham gia vào khóa học lấy bằng phải qua môn tiếng Ireland trong các kì kiểm tra GCE/GCSE.<ref>{{chú thích web|url=http://www.nui.ie/college/entry-requirements.asp |title=NUI Entry Requirements – Ollscoil na hÉireann – National University of Ireland |publisher=Nui.ie |date= |accessdate = ngày 7 tháng 7 năm 2012}}</ref> Các sinh viên sinh ra ở ngoài lãnh thổ Cộng hòa Ireland; sinh tại Cộng hòa Ireland nhưng hoàn thành giáo dục tiểu học tại nước ngoài, và các sinh viên mắc [[chứng khó đọc]] được miễn quy định này.
 
[[Đại học Quốc gia Ireland, Galway]] được yêu cầu phải chỉ định nhân sự theo trình độ tiếng Ireland của họ, cũng như trình độ các lĩnh vực liên quan. Quy tắc này được đề ra bởi Đạo luật University College Galway, 1929 (Mục 3).<ref>[http://www.irishstatutebook.ie/ZZA35Y1929S3.html] {{wayback|url=http://www.irishstatutebook.ie/ZZA35Y1929S3.html |date=20051130121122 |df=y }}</ref>
Dòng 83:
[[File:Gaeltacht.svg|thumb|200px|Các khu vực [[Gaeltacht]]]]
Ngày nay ở Ireland vẫn có những nơi tiếng Ireland được sử dụng hàng ngày ở một mức độ nào đó như là [[ngôn ngữ đầu tiên]]. Những khu vực này được gọi cả chung và riêng là [[Gaeltacht]], hay ở dạng số nhiều là ''Gaeltachtaí''. Dù những người sử dụng thông thạo tiếng Ireland của Gaeltacht, ước tính 20 tới 30 nghìn người,<ref name="Siggins 5">{{Cite news|title=Only 25% of Gaeltacht households fluent in Irish – survey|last=Siggins|first=Lorna|date=6 January 2003|work=The Irish Times |page=5}}</ref> chỉ là thiểu số trong tổng số người thông thạo tiếng Ireland, nhưng họ vẫn vẫn là nơi tập trung đông người nói tiếng Ireland hơn bất kỳ khu vực nào của đất nước, và chỉ có ở các khu vực Gaeltacht thì tiếng Ireland vẫn được coi là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng.
Theo dữ liệu được Cục các vấn đề về Cộng đồng, Công bằng và Gaeltacht tổng hợp, chỉ một phần tư số hộ dân tại các khu vực Gaeltacht chính thức có thể nói thành thạo tiếng Ireland. Tác giả bài phân tích chi tiết về cuộc thăm dò, ông Donncha Ó hÉallaithe của [[Viện công nghệ Galway-Mayo]], cho thấy chính sách về tiếng Ireland của chính phủ "hoàn toàn là một thảm họa". ''[[The Irish Times]]'' trích lời của ông trên tờ báo bằng tiếng Ireland có tên ''[[Foinse]]'': "Các chính phủ Ireland gần đây thật đáng lên án khi mà vào thời điểm Nhà nước Ireland thành lập có tới 250.000 người thành thạo tiếng Ireland [...] nhưng giờ thì con số ấy chỉ còn từ 20.000 tới 30.000".<ref name="Siggins 5"/>
 
Vào những năm 1920, khi [[Nhà nước Ireland Tự do]] thành lập, tiếng Ireland vẫn chỉ là một ngôn ngữ chung ở bờ biển phía tây. Trong những năm 1930, những vùng có trên 25% dân số nói tiếng Ireland được phân là Gaeltacht. Những khu vực Gaeltacht mạnh nhất, về mặt số lượng và yếu tố xã hội, là vùng Nam [[Connemara]], tây [[bán đảo Dingle]] và tây bắc Donegal. Những nơi này thường được gọi là {{lang|ga|Fíor-Ghaeltacht}} ("Gaeltacht đích thực"), một từ ban đầu được dùng để gán cho những nơi có trên 50% dân số nói tiếng Ireland.
Dòng 99:
=== Nghị viện châu Âu ===
 
Tiếng Ireland trở thành ngôn ngữ chính thức của EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Điều này có nghĩa các nghị sĩ thạo tiếng Ireland có thể sử dụng nó tại tại [[Nghị viện châu Âu]] và các ủy ban, mặc dù họ phải thông báo trước tới một thông dịch viên để những gì họ nói được dịch ra các thứ tiếng khác. Dù là một trong [[các ngôn ngữ của Liên minh châu Âu]], chỉ có các quy tắc theo quy trình lập pháp thông thường mới phải bắt buộc dịch sang tiếng Ireland, do chính phủ Ireland yêu cầu vô hiệu tạm thời (có thể gia hạn) trong vòng 5 năm về những gì cần được dịch trong thời gian họ đang đàm phán về vị thế chính thức mới của ngôn ngữ. Bất kỳ sự gia tăng về số loại văn bản cần được dịch phụ thuộc vào kết quả của 5 năm đầu xem xét cũng như trên việc liệu các nhà chức trách Ireland có quyết định lên kế hoạch gia hạn thêm hay không. Chính phủ Ireland quyết định đào tạo một số lượng thông dịch viên và biên dịch viên cần thiết và họ sẽ chịu mọi phí tổn liên quan.<ref>{{cite web|url=http://ec.europa.eu/dgs/translation/spotlight/irish_en.htm |accessdate=14 June 2008 |deadurl=yes |title=Is í an Ghaeilge an 21ú teanga oifigiúil den Aontas Eorpach/Irish becomes the 21st official language of the EU |archiveurl=https://web.archive.org/20080318191550/http://ec.europa.eu:80/dgs/translation/spotlight/irish_en.htm |archivedate=18 March 2008 }}</ref> Sự vô hiệu được cho sẽ hết hiệu lực vào năm 2022.<ref>[https://www.euractiv.com/section/languages-culture/news/irish-to-be-given-full-official-eu-language-status/ Euractive.com]</ref>
 
Trước khi Ireland trở thành ngôn ngữ chính thức, nó được đặt ở vị thế một ngôn ngữ theo thỏa thuận và chỉ có phiên bản tiếng Ireland cho các tài liệu cao cấp nhất của EU.
Dòng 206:
==Cú pháp và hình thái==
{{Main|Ngữ pháp tiếng Ireland}}
Ngữ pháp tiếng Ireland có một vài điểm tương đồng với các ngôn ngữ Celt (dù khá kì lạ so với các hệ ngôn ngữ Ấn-Âu khác), tuy cũng không hẳn là độc nhất vô nhị. Các đặc điểm đáng chú ý là [[Biến đổi âm đầu tiếng Ireland|biến đổi phụ âm đầu]], cấu trúc [[động-chủ-tân|động từ–chủ ngữ–tân ngữ]] (VSO) và hai dạng "to be". Các đặc điểm này xuất hiện ở cả các ngôn ngữ Celt cũng như các ngôn ngữ ngoài ngữ hệ Celt: [[biến đổi âm]] đầu gây ra bởi yếu tố cú pháp và hình thái có thể được tìm thấy ở tiếng [[tiếng Fula|Fula]] và [[tiếng Shoshone|Shoshone]]; trật tự từ VSO có ở [[tiếng Ả Rập cổ điển]] và [[tiếng Hebrew Kinh Thánh]], còn một vài [[ngôn ngữ Roman]] khác có hai dạng động từ "to be" (kế thừa từ ''esse'' và ''stare'' trong [[tiếng Latinh]]). Việc "chia giới từ" cũng hiện hữu trong [[nhóm ngôn ngữ Semit]] hay trong [[tiếng Veneto]].
 
===Cú pháp===