Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa lỗi chính tả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 110:
 
==== Các đại thần khác của Kiến Văn Đế ====
Thiết Huyền là Binh bộ thượng thư của [[Minh Huệ Đế|Kiến Văn Đế]] bị bắt vào điện. Chu Đệ ngồi trên ngự tọa, Thiết Huyền đứng quay lưng ở dưới cho đến khi chết cũng không quay lại nhìn Chu Đệ. Chu Đệ sai người cắt mũi và tai Thiết Huyền, đem nấu chín rồi nhét vào miệng ông hỏi rằng: ''"Thịt có ngọt không?"''. Thiết Huyền lớn tiếng đáp: ''"Thịt của trung thần hiếu tử làm sao lại không ngọt"''. Tức thì, Chu Đệ ra lệnh cắt mạch cổ tay ông, Thiết Huyền miệng cứ chửi rủa mãi cho đến chết. Chu Đệ tức giận, lại bắt cả cha mẹ Thiết Huyền đã ngoài 80 tuổi [[Phát vãng|phát vãng]] đi Hải Nam làm khổ dịch, giết chết hai đứa con mới hơn 10 tuổi của ông, đồng thời đưa vợ và hai con gái ông giao cho [[Nhà thổ|nhà chứa]] để đàn ông mặc sức chà đạp.
 
Còn Tề Thái, Hoàng Tử Trình cũng bị xử lăng trì và [[Tru di]] tam tộc.
Dòng 239:
=== Hậu cung ===
 
==== Từ Hoàng Hậuhậu ====
Trong cuộc đời Minh Thành Tổ Chu Đệ có babốn người con gái mà ông vô cùng sủng ái. Họ đều là những người mỹ nhân tài đức vẹn toàn, nhưng có lẽ người có công lớn nhất khiến một đại hoàng đế xuất chúng như Chu Đệ cả đời kính trọng, yêu thương và thương nhớ chính là Từ Nghĩa Hoa, [[Từ hoàng hậu (Minh Thành Tổ)|Từ hoàng hậu]]. [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương có giao tình tốt với [[Từ Đạt]], muốn hậu đãi nhà họ Từ, bèn gả Từ thị cho Chu Đệ. Chu Đệ kính trọng và yêu thương Từ vương phi không chỉ bởi tài hoa, đức hạnh, mà nàng chính là người có công lớn giúp Chu Đệ xây dựng thành công đế nghiệp. Nhưng bất hạnh Từ Hoàng hậu mắc bệnh mất sớm để lại sự đau đớn tiếc thương vô hạn cho hoàng đế Chu Đệ. Kể từ khi Từ hoàng hậu qua đời, ông đã để trống vị trí hoàng hậu chốn hậu cung như một cách tri ân, tưởng nhớ đến người vợ tào khang.
 
'''Từ Diệu Cẩm'''
 
Nàng là con gái thứ ba của Ngụy Quốc Công Từ Đạt, người có công lớn trong đại nghiệp khai quốc của triều Minh. Nàng tài mạo còn vượt cả Từ hoàng hậu - chị gái mình. Từ hoàng hậu là mỹ nhân được Chu Đệ vô cùng yêu thương sủng ái. Nhưng bất hạnh thay, vào năm thứ năm Vĩnh Lạc, bà qua đời. Chu Đệ đã không chọn ai mà nhất nhất muốn đón nàng Từ Diệu Cẩm tiến cung để lấp chỗ trống cho chị gái mình làm mẫu nghi thiên hạ.
 
Từ Diệu Cẩm vốn vô cùng căm ghét và coi thường con người độc ác tàn bạo của Chu Đệ nên nàng đã từ chối những người được Chu Đệ phái đến. Việc đến đó tưởng là xong. Không ngờ vài hôm sau đích thân Chu Đệ đến gặp nàng. Chu Đệ nhìn kỹ nàng, thấy nàng tuy ăn mặc giản dị, trang điểm sơ sài nhưng nét đẹp vẫn tỏa sáng ngời ngời. Ngay từ giây phút đó, Chu Đệ biết rằng mình đã yêu Từ Diệu Cẩm, muốn ở bên cạnh nàng, muốn lập nàng làm hoàng hậu không phải vì nàng là em gái của Từ Nghĩa Hoa nữa. Nhưng Diệu Cẩm đã không hề có chút gì để ý với Chu Đệ ngay từ đầu và nàng không đáp nhận tình cảm của vua. Nàng chỉ bày tỏ rằng từ nhỏ tuy sống trong cảnh giàu sang phú quý, nhưng nàng không ham danh lợi, không cầu vinh hoa, quyết chí tu hành, trọn đời không xuất giá. Trước thái độ cương quyết của nàng, Chu Đệ đành phải chấp nhận và thề không lập ai làm hoàng hậu nữa để báo đáp Diệu Cẩm. Sau này, khi nàng qua đời, nàng được Chu Đệ an táng theo nghi lễ hoàng hậu.
==== Quyền phi ====
Sau có người con gái Triều Tiên dâng lên cho vua, xinh đẹp lại thông minh, vua yêu lắm, lập làm Quyền phi. Quyền phi là con gái của Quyền Vĩnh Quân, làm chức Công tào Điển thư của nước Triều Tiên. Xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc, là bậc ngàn vàng của gia đình thư hương, tự nhiên Quyền phi là bậc cao nhã, tài năng xuất chúng. Lại thêm dung mạo của cô rất xinh đẹp, dáng điệu thướt tha, là đại mỹ nhân nổi tiếng gần xa thời đó. Tuy nhiên, vào năm Vĩnh Lạc thứ 8 (năm 1410), Quyền phi xuất chinh trận mạc cùng Hoàng đế, trên đường khải hoàn hồi cung khi đến Lâm Thành Sơn Đông, Quyền phi đột nhiên mắc bệnh nặng cuối cùng không chữa trị được mà mất. Năm đó Quyền phi mới 22 tuổi, có thể nói là hồng nhan bạc mệnh! Minh Thành Tổ mất đi người thiếp yêu, nhất thời không tránh được sự đau xót, sau đó vì quá thương xót mà bị bệnh. Minh Thành Tổ cho án táng Quyền Phi ở huyện Dịch Sơn Đông còn hạ lệnh cho quan phủ cử người trông nom phần mộ. Sau khi Quyền phi chết, Thành Tổ đối đãi rất hậu với những gia nhân của cô.
 
Bắt đầu từ triều Nguyên, người Triều Tiên đã bị Trung Quốc ép buộc tiến cống mỹ nữ. Đến đầu đời Minh vẫn như thế. Khi nhà Minh lập nước, trong hậu cung của Thái tổ Chu Nguyên Chương cũng có không ít phi tần là người Triều Tiên. Đến Minh Thành Tổ Chu Đệ cũng được sinh ra bởi một người phi tần đến từ Triều Tiên. Có lẽ ông ta mang trong mình một nửa huyết thống Triều Tiên, cũng có lẽ hy vọng tìm thấy hình ảnh của người mẹ đã mất trong ký ức thời niên thiếu của mình ở những mỹ nhân đến từ Triều Tiên. Sau khi Thành Tổ đăng cơ, không ngừng ra chiếu chỉ phái người đến Triều Tiên chọn mỹ nữ đưa vào cung. Quyền phi cũng đến cung đình Trung Quốc vào thời gian này.
Trong lúc đau đớn tuyệt vọng vì mất người mình nhất mực yêu thương, có người trong cung mật báo rằng Quyền phi bị Lữ phi cấu kết với thái giám và thợ thủ công trong cung đầu độc chết bằng thạch tín, Chu Đệ liền nổi cơn thịnh nộ. Không cần điều tra, làm rõ, ông ta đã ra lệnh hạ độc những cung nữ, thái giám và thợ thủ công nằm trong danh sách bị tố cáo. Riêng Lữ phi bị tra tấn, dày vò 1 tháng sau mới chết. Trong lần thảm sát này, hơn 100 người đã mất mạng.
 
Năm Vĩnh Lạc thứ 6, tức năm 1408, Minh Thành Tổ phái Nội sứ Hoàng Nghiêm cùng một số người đi sứ đến Triều Tiên, thưởng cho quốc vương Triều Tiên một vạn lạng vàng, 50 xếp lụa và nhiều tặng phẩm khác, báo cáo rằng quốc vương Triều Tiên dâng ngựa cho triều đình Đại Minh. Đồng thời đoàn sứ này cũng yêu cầu Triều Tiên tuyển chọn các mỹ nữ trong cả nước, cống tiến tới Bắc Kinh để sung vào hậu cung. Vì thế quốc vương Triều Tiên hạ lệnh cấm các cuộc hôn nhân để tuyển mỹ nữ chuẩn bị tiến cống.
 
Khi đó, các vương công đại thần cho đến dân thường chẳng có ai mong muốn dâng con gái của mình dời nhà đến làm cung nữ ở một đất nước xa xôi cả ngàn dặm đường vì thế những người tuyển được đều là những cô gái không xinh đẹp gì. Hoàng Nghiêm xem qua một lượt những người đã tuyển được không vừa ý, ra lệnh cho triều đình Triều Tiên tuyển chọn đợt mới. Triều đình Triều Tiên phân cho các ti tuần sát tăng cường việc tuyển chọn, đồng thời thông cáo đến các quan phủ, phàm là con gái các hộ thứ dân, học trò, cho đến hương lại quan chức nếu có nhan sắc đều được tuyển dâng lên. Nếu như cố ý trốn tránh hoặc dùng các phương pháp kim châm, cắt tóc, dán thuốc để trốn tránh việc tuyển chọn thì đều bị xử lý theo luật pháp. Thông qua thủ đoạn cưỡng chế cuối cùng cũng tuyển chọn được những cô gái xinh đẹp.
 
Hoàng Nghiêm và những sứ thần triều Minh sau khi nhìn qua một lượt, chọn được 5 người trong danh sách đưa lên và người đứng đầu là Quyền phi, khi đó mới 18 tuổi. Những người khác là: con gái của Nhân Vũ Phủ Tả Ti Doãn Nhâm Thiêm Niên, Nhâm thị, 17 tuổi. Con gái của pháp quan phủ Cung An Lý Văn Mệnh, Lý thị, 17 tuổi. Con gái của Hộ quân Lữ Quý Chân, Lữ thị, 16 tuổi. Con gái của Phó ti chính Trung quân Thôi Đắc Phi, Thôi thị chỉ mới 14 tuổi. Không chỉ xuất thân là tiểu thư quý tộc xứ Triều Tiên, năm vị mỹ nữ này còn sở hữu nhan sắc "ngàn dặm khó tìm". Họ cùng với 12 thị nữ và 20 đầu bếp được đưa đến đô thành một đất nước xa xôi ngàn dặm. Khi rời khỏi nhà, cha mẹ họ hàng của những cô gái được tuyển chọn khóc không ngừng. Năm cô gái Triều Tiên được đem cống tiến, chốc chốc lại quay đầu, nước mắt không ngừng tuôn xuống, từ đó quê hương sẽ chỉ xuất hiện trong giấc mơ của họ, một cuộc phân ly mãi mãi!
 
Năm vị mỹ nhân vừa đặt chân tới hậu cung, Chu Đệ đã vô cùng cao hứng, lập tức phong cho các nàng tước vị cao quý.
 
Trong đó, Quyền thị được phong làm Hiền phi, cai quản việc lục cung, quyền lực tương đương Hoàng hậu. Nhâm thị là Thuận phi, Lý thị được sắc phong làm Chiêu nghi, Lữ thị là Tiệp dư và Thôi thị được tấn phong Mỹ nhân. Cha của họ đều được phong làm quan ngũ phẩm của triều Minh. Riêng cha của Quyền phi được phong làm Quang Lộc Tự Khanh (quan đứng đầu bộ phận lo yến tiệc) nhưng vàng bạc, ngựa quý vẫn do triều đình Triều Tiên cấp. Đồng thời với họ cũng có hai người Hán được sắc phong là Trương thị và Vương thị.
 
Trong 5 vị phi tần người Triều Tiên ở hậu cung của Minh Thành Tổ, Quyền phi được Hoàng đế Minh Thành Tổ sủng ái nhất. Lần đầu tiên khi Minh Thành Tổ nhìn thấy Quyền phi đã bị vẻ đẹp thanh nhã kỳ lạ của cô hấp dẫn. Thành Tổ hỏi Quyền phi có tài năng sở trường gì. Quyền phi cầm chiếc tiêu ngọc luôn mang theo mình thổi một bản nhạc, tiếng tiêu lúc trầm lúc bổng, du dương êm ái, Thành Tổ nghe bản nhạc như say như tỉnh, vì thế mới chọn Quyền phi ở trên các phi tần khác. Vì đương thời người cai quản hậu cung của Minh Thành Tổ là Từ phi đã chết nên Thành Tổ đã để Quyền phi nắm quyền cai quản hậu cung.
 
Quyền phi thông minh lại xinh đẹp, ưu nhã hơn người. Mỗi khi Thành Tổ bận hoàn thành việc triều chính, thân thể mệt mỏi đến cung của Quyền phi. Tiếng tiêu mỹ diệu của Quyền phi như một cơn gió xuân ấm áp khiến sự mệt mỏi của Thành Tổ tan biến. Từ sau khi Quyền phi vào hoàng cung triều Minh, một Hoàng đế quả cảm, cương nghị, nam tính mười phần như Thành Tổ đương nhiên là rất yêu một cô gái Triều Tiên yểu điệu, nồng nàn, xinh đẹp hiếm thấy như Quyền phi. Quyền phi không những chỉ được sủng ái nơi hậu cung mà còn luôn được ở bên Thành Tổ.
 
Tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 8, tức năm 1410, Quyền phi theo Minh Thành Tổ đem quân chinh phạt Mông Cổ. Từ khi nhà Minh thành lập vùng biên giới phía Bắc luôn bị các thế lực tàn dư của quân Nguyên quấy nhiễu, xâm phạm biên giới nghiêm trọng. Từ cuối thời kỳ Hồng Vũ trở đi các bộ lạc Mông Cổ xảy ra nội chiến phân thành ba bộ phận lớn là Ngõa Lạt, Tác Ta và Ngột Lương. Đến khi Thành Tổ lên ngôi tiếp tục thực hiện sách lược cùng lúc tấn công phân hóa và phong thưởng ra ân, việc xâm phạm biên giới mới được yên ổn.
 
Năm Vĩnh Lạc thứ 5, thế lực của hậu duệ người Nguyên Bản Nha Thật Lý nổi dậy cùng với thái sư tộc Tác ta là A Lỗ Đài cùng nhau mưu đồ việc thống nhất Mông Cổ. Tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 7, Chu Đệ phái sứ thần đến Tác ta, muốn cùng họ giao hảo. Không hề nghĩ đến việc sứ thần bị giết hại, Chu Đệ nổi giận, ngay tháng 7 năm đó đã phái Kỳ quốc công Khâu Phúc dẫn 10 vạn đại quân thảo phạt bộ tộc Tác ta. Vì không đánh giá đúng về lực lượng quân đội của Tác ta, lại thêm sự chỉ huy không thích hợp, mười vạn quân của nhà Minh bị chôn vùi ở dòng sông Lư Cù, tức sông Khắc Lỗ Luân. Để bảo vệ sự tôn nghiêm của Hoàng đế Đại Minh Chu Đệ đã trực tiếp thân chinh dẫn quân tấn công Tác ta. Thành Tổ dẫn 50 vạn đại quân tiến sâu vào vùng sa mạc phương Bắc, ở sông Oát Nan, tức sông Ngạc Nộn đã đại phá đại quân của Bản Nhã Thất Lý, cuối cùng quân của Bản Nhã Thất Lý chỉ còn bảy kỵ binh chạy về phía Tây.
 
Sau khi nhà Minh giành được thắng lợi đầu tiên, tiếng tiêu mỹ diệu của Quyền phi được truyền khắp vùng thảo nguyên ngàn dặm. Điều này khiến cho tinh thần của Minh Thành Tổ Chu Đệ phấn chấn bội phần, tiếp tục thừa thắng tiến lên, tiếp tục đại phá quân của A Lỗ Đài ở núi Hưng An. A Lỗ Đài phải mang vợ con chạy vào vùng núi sâu xa xôi của ngọn Hưng An. Chiến thắng này cũng đánh dấu sự kết thúc của chiến dịch Bắc phạt toàn thắng của vua quân triều Minh. Sau đó Chu Đề dẫn đại quân về triều.
 
Quyền phi theo Chu Đệ về kinh khi đến Lâm Thành Sơn Đông đột nhiên mắc bệnh nặng cuối cùng không chữa trị được mà mất. Năm đó Quyền phi mới 22 tuổi, có thể nói là hồng nhan bạc mệnh! Minh Thành Tổ mất đi người thiếp yêu, nhất thời không tránh được sự đau xót, sau đó vì quá thương xót mà bị bệnh. Minh Thành Tổ cho án táng Quyền Phi ở huyện Dịch Sơn Đông còn hạ lệnh cho quan phủ cử người trông nom phần mộ. Sau khi Quyền phi chết, Thành Tổ đối đãi rất hậu với những gia nhân của cô, đồng thời Chu Đệ cũng khắc cốt ghi tâm từ tiếng nói đến vẻ mặt của Quyền phi. Một lần nhìn thấy người nhà của Quyền phi, Chu Đệ đột nhiên nhớ đến Quyền phi, đau đớn chảy nước mắt, không nói nên lời.
 
Thương tiếc Quyền phi, Chu Đệ đã hạ lệnh xây dựng lăng tẩm ngay tại vùng đất Quyền phi qua đời, còn hạ lệnh cho dân chúng nơi đây phải đời đời trông giữ phần mộ của nàng.
 
Cho tới khi về già, vị Hoàng đế này vẫn luôn hoài niệm về phi tần họ Quyền người Cao Ly ấy mà than:
 
''"Ta già rồi, ăn uống không thấy ngon nữa… Khi Hiền phi còn sống, thường dâng những món ăn hợp khẩu vị. Sau khi nàng qua đời, ngự thiện dâng lên lạnh lẽo, chẳng vừa ý chút nào!".''
 
Sau khi Quyền phi qua đời, Chu Đệ cũng không điều tra nguyên nhân cái chết của nàng. Nhưng có lần, Hoàng đế tình cờ nghe thấy nữ tỳ của Quyền phi cãi vã cùng Lữ tiệp dư về cái chết của Quyền phi.
 
Biết được sự tình không hề đơn giản, Chu Đệ lập tức bắt giữ nữ tỳ cùng toàn bộ người trong cung của Lữ Tiệp dư để thẩm vấn.
 
Trong quá trình điều tra, Chu Đệ lại nghe được người tố cáo rằng Lữ Tiệp dư vì ghen tức nên đã dùng thạch tín hạ độc Quyền phi.
 
Vốn là Hoàng đế tàn bạo khét tiếng, lại đau đớn vì mất đi ái phi, Minh Thành Tổ Chu Đệ trong cơn thịnh nộ đã không cần điều tra, lập tức hạ lệnh giết chết 100 cung nữ trong cung Lữ Tiệp dư.
 
Về phần Lữ Tiệp dư, bản thân mỹ nhân Cao Ly này lại càng bị đối xử tàn bạo, bị dùng que hàn tra tấn suốt một tháng mới được ban chết.
 
Không chỉ vậy, Chu Đệ còn hạ lệnh bắt Hoàng đế Cao Ly xử tử toàn bộ gia tộc của vị Tiệp dư họ Lữ này.
 
==== Vương Quý phi ====
Sau khi Quyền phi chết một thời gian, Minh Thành Tổ cũng dần nguôi ngoai đau buồn. Trong hậu cung có Vương quýQuý phi dần dần đã thay thế được vị trí của Quyền phi và trở thành phi tử Minh Thành Tổ sủng ái nhất. NhưngSử trớsách trêuTrung thayQuốc khicũng Minhghi Thànhchép Tổrằng, chuẩnđây bị sắcmột phongphụ chonữ ngườihiền nàyhậu, làmđức hoànghạnh, quản lý êm xuôi mọi việc trong hậu thìcung nên lạiđược mắcHoàng bệnhđế quadự đờiđịnh sắc phong làm hoàng hậu. CáiBình chếtthường, sức khỏe của Vương Quýrất phitốt. Đột thêmnhiên một lầnngày, khiếnngười Minhphụ Thànhnữ Tổnày rơibị vàocảm phong hàn kèm theo đau khổbụng dữ dội. Sau khi được thái y chẩn bệnhtuyệtcho dùng thuốc, ngày đầu tiên bệnh tình của Vương quý phi có dấu hiệu chuyển biến tích vọngcực.
 
Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, tứ chi của bà trở nên lạnh toát, mất cảm giác. Thái y lập tức kê thang thuốc mới nhưng vừa uống xong, Vương Quý phi đột tử. Cái chết của bà thêm một lần nữa khiến Minh Thành Tổ rơi vào đau khổ và tuyệt vọng. Vì việc này nên Thái y điều trị chính cho Vương Quý phi sau khi bị xử đánh vẫn bị đem đi chém đầu. Không những vậy, hơn 200 người trong gia tộc của viên thái y này cũng bị giết trong cơn thịnh nộ của đương kim Hoàng đế. Đồng thời, những người tiến cử vị thái y này chữa bệnh cho Quý phi cũng bị cách chức, điều tra.
 
Cũng đúngĐúng lúc đấy Minh Thành Tổ nghe tin trong hậu cung phi tần Giả Lữ, Ngư thị và thái giám lén lút “thông gian”. Cơn thịnh nộ nổi lên, ông đã cho treo cổ Giả Lữ và Ngư thị. Đó là năm 1420. Chưa dừng lại đó, Minh Thành Tổ đích thân điều tra thị tỳ của Giả Lữ và phát hiện ra âm mưu kinh thiên động địa trong hậu cung, đó là có người đang tìm cách mưu sát hoàng thượng. Trong cơn tức giận điên cuồng, sự tàn bạo đã nổi lên, Chu Đệ quyết định thanh lọc toàn bộ hậu cung và cuộc thảm sát thứ hai đã xảy ra với cái chết của gần 2.800 cung nữ và thái giám.
 
Theo ghi chép trong “Lý triều thực lục”, khi các cung nữ bị giết hại, trời đang trong xanh bỗng dưng toàn bộ hoàng cung bị sấm sét bủa vây. Mọi người trong cung đều vui mừng hi vọng Chu Đệ thấy trời giận dữ mà dừng tay giết người nhưng ông ta vẫn không hề ngưng tay.