Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc di cư Việt Nam (1954)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: → (2) using AWB
Dòng 81:
Thứ nhất, họ khá thụ động trong quá trình di cư và quyết định số phận của họ. Một số người cho rằng những người Thiên chúa giáo di cư là do bị dụ dỗ để trở thành bức tường chắn thực sự nhằm bảo vệ cho chế độ Sài Gòn trước những mối đe dọa bên trong lẫn bên ngoài. Lịch sử Giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam thường bỏ qua những mâu thuẫn nội bộ giữa những người Thiên chúa từ Bắc vào với những người Thiên chúa tại miền Nam cũng như những sự kiện sau khi hợp nhất cộng đồng người Thiên chúa miền Bắc di cư và người Thiên chúa miền Nam. Đồng thời nhiều người đã di cư vì nghe theo lời và làm theo hành động của các linh mục và giới tăng lữ.<ref>Piero Gheddo, The Cross and the Bo Tree, Charles Quinn dịch (New York: Sheed & Ward, 1968)</ref><ref>Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, 2 tập (Sài Gòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1962-1965); Bùi Đức Sinh, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, 1975-2000 (Westminster, CA: Asian Printing, 2001)</ref><ref>Nguyễn Thế Thoại, Công giáo Trên Quê Hương Việt Nam, 2 tập (Việt Nam: tự xuất bản, 2001)</ref><ref>Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị Nạn; Bài Học Lịch sử, 2 tập (Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004)</ref>
 
Thứ hai, 75% số lượng người di cư Thiên chúa giáo là từ hai giáo xứ là [[Giáo phận Bùi Chu|Bùi Chu]] (Nam Định) và [[Phát Diệm]] (Ninh Bình). Số lượng này một phần do hai giám mục [[Tađêô Lê Hữu Từ|Thaddeus Lê Hữu Từ]][[Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi|Pierre Phạm Ngọc Chi]], kể từ cuối thập niên 1940 đã trở thành kẻ thù không đội trời chung của [[Việt Minh]]. Các giám mục này có đội quân bán vũ trang của riêng mình và luôn chiến đấu bên cạnh [[người Pháp]] để chống Việt Minh.<ref>Bernard B. Fall, Viet-Nam Witness, 1953-1966 (New York: Frederick A. Praeger, 1966) trang 62</ref>
 
Thứ ba, hoạt động di cư của cộng đồng Thiên chúa giáo bắt đầu từ trước khi Hiệp định Geneva được ký. Với thắng lợi của Việt Minh, họ lo sợ bị trả thù mặc dù sau đó lịch sử cho thấy là không có bất kỳ cuộc trả thù nào.<ref>Edgar O’Balance, The Indo-China War, 1945-1954: A Study in Guerilla Warfare (London: Faber & Faber, 1964), trang 239</ref> Bên cạnh đó, sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp cũng muốn di chuyển lực lượng của mình từ các giáo khu Phát Diệm và Bùi Chu nhằm củng cố hành lang kiểm soát quan trọng của Pháp từ Hà Nội đến Hải Phòng. Các giám mục Thaddeus Lê Hữu Từ và Pierre Phạm Ngọc Chi cũng đã ra đi cùng lực lượng bán vũ trang và những tín đồ của mình.<ref>O’Balance, The Indo-China War, trang 215</ref><ref>Martin Windrow, The Last Valley: Dien Bien Phu and the French Defeat in Vietnam (Cambridge, MA: Da Capo Press, 2006), trang 631</ref>