Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George VI của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: → (5) using AWB
Dòng 47:
Ngày sinh của ông ([[14 tháng 12]] năm [[1895]]) cũng là kỉ niệm 34 năm ngày mất của tằng tổ phụ, [[Albert, Hoàng phu|vương phu Albert]].<ref>Judd, tr. 3; Rhodes James, tr. 90; Townsend, tr. 15; Wheeler-Bennett, tr. 7–8</ref> Không rõ trong hoàn cảnh như thế nào mà nữ hoàng nghe được tin Albert chào đời, nhưng thân vương xứ Wales đã viết thư cho công tước xứ York, kể rằng nữ vương đã "rất đau khổ". Hai ngày sau, ông lại viết: ''"Cha nghĩ rằng bà ấy sẽ cảm thấy hài lòng nếu con tự đề nghị cái tên '''Albert''' với bà ấy"''.<ref>Judd, tr. 4–5; Wheeler-Bennett, tr. 7–8</ref> York nghe theo, xin nữ vương cho đặt tên cho đứa trẻ vừa chào đời là Albert. Nữ vương đẹp lòng hơn, bèn gửi thư cho công nương xứ York: ''"Bà cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy đứa trẻ mới chào đời đó, nó sinh vào một ngày buồn nhưng lại thấy đáng quý, đặc biệt là khi nó được gọi bằng một cái tên chứa đựng sự tuyệt vời và tốt đẹp"''.<ref>Wheeler-Bennett, tr. 7–8</ref> Do đó, ba tháng sau, ông được rửa tội với tên "Albert Frederick Arthur George" tại [[Nhà thờ St. Mary Magdalene, Sandringham|Nhà thờ St. Mary Magdalene]] gần Sandringham vào ngày 17 tháng 2 năm 1896.{{efn|Những người đã đờ của ông ba gồm: [[Nữ hoàng Victoria|Nữ vương Victoria]] (tằng tổ mẫu, do tổ mẫu [[Alexandra của Đan Mạch|Công nương Wales]] đứng đại diện); [[Friedrich Wilhelm, Đại Công tước Mecklenburg|Đại Công tước]] và [[Công nương Augusta xứ Cambridge|Đại Công nương]] xứ Mecklenburg (bà dì và ông dượng, do tổ phụ [[Francis, Quận công xứ Teck|Quận công xứ Teck]] và cô ruột [[Maud xứ Wales|Công chúa Maud xứ Wales]] đại đại diện); [[Victoria, Hoàng hậu Đức|Hoàng hậu Đức quốc]] (bà dì, do [[Công chúa Victoria của Anh thống nhất|Công chúa Victoria xứ Wales]] đứng đại diện); [[Frederick VIII của Đan Mạch|Hoàng thái tử Đan Mạch]] (ông cậu, do tổ phụ [[Edward VII|Thân vươgn xứ Wales]] đứng đại diện); [[Vương tử Arthur, Quận công xứ Connaught và Strathearn|Quận công Connaught]] (ông chú); [[Louise, Công chúa hoàng gia và Công nương xứ Fife|Công nương Fife]] (dì ruột); và [[Adolphus Cambridge, Hầu tước Cambridge thứ nhất|Vương thân Adolphus xứ Teck]] (cậu ruột).<ref>''[[The Times]]'', Thứ ba 18 tháng 2 năm 1896, tr. 11</ref>}} Trong gia đình, ông thường được gọi bằng cái tên "Bertie".<ref>Judd, tr. 6; Rhodes James, tr. 90; Townsend, tr. 15; Windsor, tr. 9</ref> Bà ngoại của ông, Công nương xứ Teck, không thích cái tên Albert, và hi vọng rằng chữ cuối (George) sẽ được "thay thế cho cái chứ ít được ưa chuộng kia".<ref>Bradford, tr. 2</ref> Albert lúc chào đời đứng thứ tư trong danh sách kế vị, sau tổ phụ, phụ thân và vương huynh [[Edward VIII|Edward]].
 
Thời thơ ấu, ông thường xuyên đau ốm và được mô tả là "dễ hoảng sợ và hỡ chút là lăn ra khóc", đặc biệt là khi ở trước mặt nữ vương Victoria.<ref>Wheeler-Bennett, tr. 17–18</ref><ref>Weisbrode, trang 15</ref> Ông mắc phải chứng nói lắp và tình trạng đó kéo dài trong nhiều năm, và bị buộc phải viết chữ bằng tay phải mặc dù bẩm sinh ông [[thuận tay trái]]. Ông cũng gặp vấn đề từ chứng [[viêm dạ dày mãn tính]] và nhức đầu gối, khiến ông phải dùng tới nẹp chân để sửa tướng.<ref name="matthew">{{citation|first=H. C. G.|last=Matthew|authorlink=Colin Matthew|title=George VI (1895–1952)|journal=Oxford Dictionary of National Biography|publisher=Oxford University Press|year=2004}}</ref>
 
Nữ vương Victoria qua đời ngày [[22 tháng 1]] năm [[1901]], Thân vương xứ Wales lên ngôi Quốc vương, tức là Edward VII. Vương tử Albert giờ đây vươn lên vị trí thứ ba trong danh sách kế vị, sau cha và anh trai.
Dòng 94:
[[File:Darlington God save the king..JPG|thumb|left|alt=Tòa nhà 3 tầng xây từ thời Victoria, được trang hoàng bằng những vòng hoa và có dòng chữ "Chúa bảo hộ Đức vua" (''God Save the King'') đặt trên nóc.|Tòa thị chính [[Darlington]] được trang hoàng nhân lễ đăng quang của George VI (1937)]]
 
Albert lên ngôi, lấy vương hiệu "George VI", ý muốn khẳng định sự tiếp nối với [[George V của Anh|vua cha]] và khôi phục lòng tin của dân vào vương triều.<ref>Howarth, p. 66; Judd, p. 141</ref> Buổi đầu George VI làm vua, ông phải đương đầu với nhiều câu hỏi xoay quanh việc đặt tước hiệu, danh hiệu, và địa vị mới cho vua trước. Tháng 12 năm 1936, khi tuyên bố thoái vị qua đài phát thanh, Edward đã được giới thiệu là "Vương tử Điện hạ Edward".<ref>Judd, p. 144; Sinclair, p. 224</ref> Nhưng George VI thấy nên tước bỏ quyền sở hữu các tước hiệu, danh hiệu hoàng gia của Edward, kể cả cách xưng hô "Điện hạ".<ref>Howarth, p. 143</ref> Cuối cùng George quyết định giáng Edward xuống làm "[[Công tước Windsor]]", vẫn xưng Điện hạ, nhưng vợ con, hậu duệ đều không được phép giữ danh hiệu hoàng gia. Đây cũng là việc làm đầu tiên của George trên ngôi vị Quốc vương. Sau đó, George mua [[lâu đài Balmoral]] và [[tòa nhà Sandringham]] từ tay Edward, vì đây là tài sản riêng của vua trước và không thể được tự động chuyển nhượng cho George.<ref>Ziegler, p. 326</ref> Ba ngày sau khi nhận nhường ngôi, nhân ngày sinh nhật thứ 41 của mình, tân vương trao tặng vương hậu Elizabeth [[Huân chương Hiệp sĩ Garter]].<ref>Bradford, p. 223</ref>
 
Lễ đăng quang của George VI được cử hành tại tu viện Westminster ngày 12 tháng 5 năm 1937 &ndash; cũng chính ngày này từng được dự kiến là ngày đăng quang của Edward VIII. Thái hậu Mary không theo cổ tục, thân hành đi dự lễ để động viên con trai.<ref>Bradford, p. 214</ref> Từ thời nữ vương Victoria, các vua Anh còn kiêm làm hoàng đế Ấn Độ; cha George VI là George V từng có lễ đăng quang riêng tại [[Delhi]]; nhưng George VI không làm theo, vì sợ một nghi lễ tốn kém như vậy sẽ gây gánh nặng cho [[Ấn Độ thuộc Anh|chính phủ Ấn Độ]].<ref>Vickers, p. 175</ref> Thêm vào đó, phong trào độc lập Ấn Độ lúc này đã bùng phát rất mạnh mẽ, nên hoàng gia rất có thể sẽ không nhận được sự đón chào nồng nhiệt trên vùng đất [[Nam Á]] này.<ref>Bradford, p. 209</ref> George VI có hai chuyến đi tới [[Pháp]] và [[Bắc Mỹ]], cả hai nơi này đều hứa hẹn những lợi ích lớn cho Anh Quốc nếu Âu chiến lại nổ ra.<ref>Bradford, pp. 269, 281</ref>
Dòng 102:
Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1939, trên cương vị là vua và vương hậu Canada, George VI cùng Elizabeth [[Hoàng gia Anh thăm Canada 1939|đi tuần thú]] [[Canada]], rồi sang [[Hoa Kỳ]]. Thoạt tiên hai người đến [[Ottawa]], rồi được thủ tướng Canada [[William Lyon Mackenzie King]] dẫn đi khắp nước.<ref>{{citation| url=http://www.collectionscanada.gc.ca/king/023011-1070.06-e.html| last=Library and Archives Canada| authorlink=Library and Archives Canada| title=Biography and People > A Real Companion and Friend > Behind the Diary > Politics, Themes, and Events from King's Life > The Royal Tour of 1939| publisher=Queen's Printer for Canada| accessdate=12 December 2009| deadurl=yes| archiveurl=https://web.archive.org/web/20091030064730/http://www.collectionscanada.gc.ca/king/023011-1070.06-e.html| archivedate=30 October 2009| df=dmy-all}}</ref><ref>{{citation| last=Bousfield| first=Arthur| author2=Toffoli, Garry| title=Royal Spring: The Royal Tour of 1939 and the Queen Mother in Canada| publisher=Dundurn Press| year=1989| location=Toronto| pages=60, 66| url=https://books.google.com/?id=1Go5p_CN8UQC&printsec=frontcover&q=| isbn=1-55002-065-X}}</ref><ref>{{citation| last=Lanctot| first=Gustave| authorlink=Gustave Lanctot| title=Royal Tour of King George VI and Queen Elizabeth in Canada and the United States of America 1939| publisher=E.P. Taylor Foundation| year=1964| location=Toronto}}</ref> George VI là quốc quân đầu tiên của Canada đi thăm [[Bắc Mỹ]] khi đang tại ngôi, dù trước đây ông từng đến Canada khi còn là vương tử Albert và công tước York. Cả toàn quyền Canada [[John Buchan, Nam tước Tweedsmuir thứ nhất|huân tước Tweedsmuir]] và Mackenzie King đều hy vọng việc nhà vua hiện diện ở Canada sẽ đảm bảo Anh tôn trọng các điều lệ trong [[quy chế Westminster 1931]], đạo luật này công nhận toàn bộ chủ quyền của các quốc gia tự trị trong [[đế quốc Anh]]. Ngày 19 tháng 5, George VI đích thân tán thành và phê chuẩn quốc thư của tân đại sứ Hoa Kỳ tại Canada, [[Daniel Calhoun Roper]]; nhà vua còn phê duyệt 9 đạo luật quốc hội và sử dụng [[đại ấn Canada]] để ký kết hai hiệp ước quốc tế. Sử gia chính thức viết về chuyến tuần du, [[Gustave Lanctot]], ghi nhận ''"Quy tắc Westminster đã hoàn toàn được đưa vào hiện thực"''. George VI còn đọc bài diễn văn kêu gọi "sự cộng tác tự do và bình đẳng giữa các dân tộc trong Khối thịnh vượng chung".<ref>{{citation| last=Galbraith| first=William| title=Fiftieth Anniversary of the 1939 Royal Visit| journal=Canadian Parliamentary Review| volume=12| issue=3| pages=7–9| publisher=Commonwealth Parliamentary Association| location=Ottawa| year=1989| url=http://www.revparl.ca/english/issue.asp?art=820&param=130| accessdate=24 March 2015}}</ref>
 
Chuyến thăm Bắc Mỹ của vua George VI có mục đích là xoa dịu các khuynh hướng theo chủ nghĩa cô lập trong công chúng Bắc Mỹ giữa lúc căng thẳng leo thang ở châu Âu, và đảm bảo sự ủng hộ của Bắc Mỹ đối với Anh khi chiến tranh bùng nổ. Mặc dù chuyến đi này phần nhiều mang động cơ chính trị, nhà vua và vương hậu được công chúng tiếp đón rất nhiệt liệt.<ref>Judd, pp. 163–166; Rhodes James, pp. 154–168; Vickers, p. 187</ref> Nỗi lo George VI sẽ bị so sánh tiêu cực với Edward VIII, nay là Công tước Windsor, bị tan biến.<ref>Bradford, pp. 298–299</ref> George VI và Elizabeth còn đi dự [[Hội đấu xảo quốc tế New York 1939]] và gặp gỡ [[tổng thống Hoa Kỳ]] [[Franklin D. Roosevelt]] ở [[tòa Bạch Ốc]] và [[Di tích Lịch sử Quốc gia Nhà Franklin D. Roosevelt|tư gia]] ở [[Hyde Park, New York]].<ref>''The Times'' Monday, 12 June 1939 p. 12 col. A</ref> Nhà vua và vương hậu đã thiết lập mối quan hệ hữu hảo tốt đẹp với tổng thống, điều này sẽ tác động tích cực đến quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên hiệp Anh trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]].<ref>{{citation |last=Swift |first=Will |title=The Roosevelts and the Royals: Franklin and Eleanor, the King and Queen of England, and the Friendship that Changed History |publisher=John Wiley & Sons |year=2004}}</ref><ref>Judd, p. 189; Rhodes James, p. 344</ref>
 
== Chiến tranh thế giới thứ hai ==
Dòng 110:
Năm 1940, [[Winston Churchill]] thay [[Neville Chamberlain]] làm [[Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|thủ tướng Liên hiệp Anh]], dù cá nhân George thích trao chức này cho [[Edward Wood, bá tước Halifax thứ nhất|huân tước Halifax]].<ref>Judd, p. 180</ref> Ban đầu nhà vua có hơi bất đồng với quyết định của Churchill bổ dụng [[Max Aitken, nam tước Beaverbrook thứ nhất|huân tước Beaverbrook]] vào nội các; nhưng không lâu sau nhà vua đã xây dựng mối quan hệ hợp tác rất tốt đẹp với Churchill, được coi là ''"mối quan hệ thân mật nhất trong lịch sử Anh hiện đại giữa vua với thủ tướng"''.<ref>Rhodes James, p. 195</ref> Trong vòng 4 năm rưỡi kể từ tháng 9 năm 1940, cứ mỗi thứ 3 hàng tuần là nhà vua lại cùng Churchill đi ăn trưa và bí mật thảo luận về chiến tranh; hai người làm việc với nhau rất chân thành.<ref>Rhodes James, pp. 202–210</ref>
 
Trong suốt chiến tranh, quốc vương và vương hậu có nhiều chuyến đi khắp Liên hiệp Anh để ủy lạo tinh thần quân dân; họ viếng thăm các địa điểm bị ném bom, các xưởng quân khí, và đơn vị quân đội. Quốc vương còn đi thăm các lực lượng quân sự đóng ngoài chính quốc Anh, như ở Pháp (1939), [[Bắc Phi]] và [[Malta]] (tháng 6 năm 1943), [[Trận Normandie|Normandie]], Pháp (tháng 6 năm 1944), miền Nam [[Ý]] (tháng 7 năm 1944) và Vùng đất thấp (tháng 10 năm 1944).<ref>Judd, pp. 176, 201–203, 207–208</ref> Những hoạt động ủy lạo hăng hái, tích cực và thái độ kiên quyết của George và Elizabeth đã khẳng định vị trí của họ như là ngọn cờ đoàn kết quân dân Anh thời chiến.<ref>Judd, p. 170</ref> Trong một buổi họp năm 1944, thống chế Tổng tham mưu trưởng [[Alan Brooke, Tử tước Alanbrooke thứ nhất|Sir Alan Brooke]], tiết lộ rằng mỗi lần ông gặp thống chế [[Bernard Montgomery|Sir Bernard Montgomery]], ông đều nghĩ Montgomery đang dòm ngó chức vụ của ông. Nhà vua trả lời: ''"Ông phải lo rằng, khi ta gặp ông ấy, ta luôn nghĩ ông ấy muốn chức vụ của ta!"''.<ref>{{citation|author=Reagan, Geoffrey|year=1992|title=Military Anecdotes|page=25|publisher=Guinness|isbn=0-85112-519-0}}</ref>
 
Năm 1945, sau những chiến thắng dồn dập ở Pháp và Tây Âu, liên quân Anh-Mỹ tiến vào miền tây Đức. [[Hồng quân Liên Xô]] cũng thực hiện nhiều chiến dịch lớn đánh thủng các tuyến phòng thủ Đức ở phía đông. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, Adolf Hitler tự sát. Ngày 9 tháng 5, Đức đầu hàng vô điều kiện. Trước đó 1 hôm (8 tháng 5), người dân Anh đã ăn mừng [[Ngày chiến thắng (8 tháng 5)|ngày chiến thắng phát xít ở châu Âu]]; nhà vua mời Churchill lên đứng trước ban công điện Buckinham, cùng hoàng gia chia vui với dân chúng. Quần chúng tụ tập trước điện, nhiều người hô to ''"Chúng tôi muốn có vua"''.<ref>Judd, p. 210</ref>
Dòng 139:
{{See also|Hình tượng George VI trong văn hóa}}
 
Theo nhìn nhận của [[Nghị sĩ]] [[Đảng Lao động (Liên hiệp Anh)|Đảng Lao động]] [[George Hardie (chính trị gia Đảng Lao động)|George Hardie]], vụ Edward VIII thoái vị năm 1936 "có ích cho chủ nghĩa cộng hòa hơn 50 năm tuyên truyền [của những người cộng hòa]".<ref>Hardie phát biểu tại Viện Thứ dân Anh ngày 11 tháng 12 năm 1936, dẫn lại trong Rhodes James, trang 115</ref> George VI ngay sau khi nhận nhường ngôi, đã viết thư cho vua anh Edward rằng ông đã bất đắc dĩ tiếp quản một "ngai vàng" suy suyễn và phải "làm cho nó vững mạnh trở lại".<ref>Thư George VI gửi quận công Windsor, trích dẫn trong Rhodes James, trang 127</ref> Những lời này cho thấy tại thời điểm George lên ngôi, người dân đã mất niềm tin rất nhiều vào chế độ quân chủ. Trong thời gian tại vị của ông, dân Anh gánh chịu cuộc chiến tranh tàn khốc và uy quyền của hoàng gia bị thu hẹp. Tuy nhiên, bằng những hành động dũng cảm, có trách nhiệm với gia đình và đất nước, George VI đã làm quốc dân khôi phục niềm tin vào vương triều Windsor.<ref>{{Citation|last=Ashley|first=Mike|authorlink=Mike Ashley (writer)|year=1998|title=British Monarchs|publisher=Robinson|location=London|isbn=1-84119-096-9|pages=703–704}}</ref><ref>Judd, pp. 248–249</ref> Sử gia Kenneth Rose, người đã biên soạn tiểu sử của George V (cha George VI), có nhận xét về George VI:<ref>Weisbrode, trang 9</ref>
{{Cquote|''George VI không phải là nhà lãnh đạo bẩm sinh. Ông có phần nhút nhát và hay lo, cô độc và thậm chí dễ rầu rỉ. Nhưng khi đặt vào thử thách của thời chiến, ông đã biểu lộ những phẩm chất cao quý: sự kiên định, đường hoàng và thượng võ của một thời đại trước.''|||George VI}}