Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Voi chiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
n replaced: → (18) using AWB
Dòng 6:
===[[Thuần dưỡng voi]]===
[[Hình:Kaiser Akbar bändigt einen Elefanten.jpg|nhỏ|upright|The [[Mughal Emperor]] [[Akbar Đại đế|Akbar]] is depicted training an [[elephant]].]]
Loài voi đầu tiên được thuần dưỡng là [[Voi châu Á]] để sử dụng trong nông nghiệp. Việc thuần dưỡng voi - không phải là sự thuần hóa đầy đủ vì chúng vẫn còn bị bắt trong hoang dã,chứ không phải được gây giống trong tình trạng nuôi nhốt. Có thể đã bắt đầu ở một trong 3 vùng đất khác nhau. Những bằng chứng cổ xưa nhất của voi được thuần hóa là ở khu vực Lưỡng Hà đạo, khoảng 4.500 năm trước đây.{{fact|date=7-2014}} Một khu vực khác là nền văn minh thung lũng sông Ấn, vào cùng khoảng thời gian này.<ref>[http://www.historyworld.net/wrldhis/PlainTextHistories.asp?ParagraphID=ayt#1822 HISTORY OF THE DOMESTICATION OF ANIMAL]</ref> Những bằng chứng về sự hiện diện của voi hoang dã là ở khu vực thung lũng sông Hoàng Hà vào thời [[nhà Thương]] (1600-1100 TCN) cũng đã dẫn đến việc Trung Quốc đang được đề xuất như là một nơi bắt đầu của việc thuần dưỡng voi.<ref>Schafer, 289&ndash;290.</ref> Số lượng voi hoang dã ở khu vực Lưỡng Hà và Trung Quốc đã suy giảm nhanh chóng do nạn phá rừng và sự gia tăng dân số: tới năm 850 TCN, loài voi ở [[Lưỡng Hà]] đã tuyệt chủng và ở Trung Quốc cho tới khoảng năm 500 TCN, loài voi đã bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng và bị giới hạn ở khu vực phía nam [[hoàng Hà|sông Hoàng Hà]]. Việc [[săn bắt voi]] trong thiên nhiên là một điều khó khăn nhưng cần thiết.
 
===Thời cổ: Ba Tư, Ấn Độ và Alexandros xứ Macedonia ===
Dòng 16:
Một ghi nhận khác về voi chiến trong chiến tranh cổ đại xuất hiện trong sách "[[Persica]]" của [[Ctesias]], cũng là một sử gia Hy Lạp cổ.<ref name="AKurth101"/> Sách này cho hay vua Amoraios xứ Derbikes và các đồng minh Ấn Động đã triển khai voi chiến để chống lại quân xâm lược [[Đế quốc Ba Tư|Ba Tư]] do vua [[Cyrus Đại đế|Cyrus II]] chỉ huy vào năm 530 trước [[Công nguyên]]. Trận đánh diễn ra trên hướng đông bắc thượng nguồn sông [[Syr Darya]]; hai bên giao chiến ác liệt và đều chịu thương vong lớn. Thế trận xoay chuyển khi Amoraios xua tượng binh đột kích đánh tan kỵ binh Ba Tư, Cyrus bị trọng thương và được quân lính khiêng về doanh trại. Tuy nhiên, quân đội Ba Tư tiếp tục chiến đấu cho đến khi được quân tiếp viện xứ [[Sacae]] tiếp sức; người Derbikes cuối cùng cũng bị đánh bại và chấp nhận thần phục vương triều Ba Tư. Cả hai vua Cyrus và Amoraios đều chết trận.<ref name="AKurth101">Amélie Kuhrt, ''The Persian Empire'', Tập 2, trang 101</ref>.
 
Từ Ấn Độ, việc sử dụng voi trong quân đội đã lan về phía Tây tới [[đế quốc Ba Tư|đế chế Ba tư]], nơi chúng được sử dụng nhiều trong các chiến dịch và lần lượt ảnh hưởng đến các chiến dịch của vua Hy Lạp [[Alexandros Đại đế|Alexandros]]. Sự chạm trán đầu tiên giữa người châu Âu và voi chiến Ba tư được ghi nhận tại [[trận Gaugamela]] (331 TCN), nơi người Ba Tư triển khai 15 voi chiến.<ref>Chinnock, p.38.</ref> Những con voi được đặt tại trung tâm của hàng ngũ của quân Ba Tư, và tạo ra một ấn tượng đối với quân đội [[Liên minh Kórinthos|Hy Lạp]], mà Alexandros cảm thấy cần phải hiến tế cho vị thần của sự sợ hãi vào tối hôm trước trận đánh - nhưng theo một số nguồn cho biết, những con voi này không thể triển khai trong trận chiến vì chúng đã phải hành quân dài ngày trước đó.<ref name="Nossov, p.19">Nossov, p.19.</ref> Alexandros đã đánh bại hoàn toàn quân Ba Tư tại Gaugamela, nhưng đã ấn tượng sâu sắc với nhũng con voi của kẻ thù và đã chiếm lấy 15 con voi đầu tiên này vào quân đội của mình, tiếp tục bổ sung thêm một số nữa khi đánh chiếm phần còn lại của Ba tư.
 
Vào thời điểm Alexandros tiến tới biên giới Ấn Độ 5 năm sau, ông đã có một số lượng đáng kể voi dưới quyền của mình. Khi quân Hy Lạp tấn công vua [[Porus]] vùng [[Punjab]] (Ngũ Hà) tại Pakistan ngày nay, Alexandros đã tự mình nhận thấy đối mặt với một lực lượng đáng kể từ 85 đến 100 con voi chiến<ref>Quintus Curtius Rufus (60-70 AD). Historiae Alexandri Magni. 8.13.6.</ref><ref>Metz Epitome. 54.</ref> tại [[trận sông Hydaspes]]. Alexandros đã diễn tập và tham gia chỉ với bộ binh và kị binh của ông, cuối cùng đánh bại lực lượng của Porus, bao gồm cả quân đoàn voi của ông ta, mặc dù chịu một số tổn thất. Tuy nhiên, khi tiến thêm về phía đông, Alexandros có thể thấy rằng [[vương quốc Magadha]] có thể triển khai đến 6000 voi chiến, một lực lượng lớn gấp nhiều lần số lượng phục vụ trong quân đội Ba Tư và Hy Lạp,mà đã làm nản lòng những người lính của Alexandros.<ref>[[Plutarchus|Plutarch]] (75 CE), [http://history.boisestate.edu/westciv/grecult/alexander.txt ''The Life of Alexander the Great'']</ref> Ngày trở về, Alexandros Đại đế đã thành lập một lực lượng voi để bảo vệ cung điện của mình tại Babylon, và giao phó việc lãnh đạo các đơn vị voi của mình cho một viên Quản tượng.<ref name="Nossov, p.19"/>
[[Tập tin:IRHT 126277-p.jpg|nhỏ|trái|[[Eleazar Maccabeus]] giết voi chiến và bị đè chết bởi nó (tranh minh họa trong sách ''[[Speculum Humanae Salvationis]]). ]]
 
Sự thành công của các lực lượng sử dụng voi tiếp tục tăng lên. Những người thừa kế đế chế của Alexandros, những Diadochi, đã sử dụng hàng trăm voi chiến Ấn Độ trong những cuộc chiến tranh của họ. trong đó [[vương quốc Seleukos]] được đặc biệt đáng chú ý vì họ đã sử dụng của các loài động vật, chủ yếu được mang đến từ Ấn Độ. Thật vậy, chiến dịch giữa Seleukos và Chandragupta Maurya (Sandrokottos), người sáng lập đế chế Maurya trong năm 305 TCN đã kết thúc với việc Seleukos nhượng một phần lãnh thổ rộng lớn phía đông để trao đổi với 500 voi chiến<ref>Fox, 2006.</ref> - là một phần nhỏ của lực lượng Maurya,trong đó bao gồm lên đến 9.000 con voi theo một số nguồn..<ref>Pliny, ''Natural History'' VI, 22.4.</ref> Seleukos đã sử dụng những con voi của mình rất tốt trong [[trận Ipsus]] bốn năm sau đó. Sau này trong lịch sử của nó, vương quốc Seleukos còn sử dụng voi chiến để đàn áp [[cuộc khởi nghĩa Maccabee|cuộc nổi dậy Maccabee]]. Các con voi đã gây ra sự sợ hãi đối với những chiến binh Do thái trang bị nhẹ.Và người trẻ nhất trong số các anh em nhà Hasmonean, [[Eleazar Maccabeus]], nổi tiếng vì đã đánh bại một trong những con tương tự trong [[trận Beth Zechariah]], đã đâm ngọn giáo vào dưới bụng một con voi mà ông ta nhầm lẫn là có vua [[Antiochos V]] nhà Seleukos, giết chết con voi với cái giá phải trả là mạng sống của mình.<ref>[[1 Maccabees]], 6:43-46.</ref>
 
===Thời cổ đại: Địa Trung Hải===
Người [[Ai Cập]] và [[Carthage]] bắt đầu mua voi châu Phi cho cùng một mục đích, cũng như người [[Numidia]] và [[Kushites]]. Loài được sử dụng là [[voi rừng châu Phi]]<ref>''Loxodonta africana pharaohensis''.</ref>. Những loài khác nhỏ hơn được sử dụng là voi châu Á bởi vương quốc Seleukos ở phía đông của vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là ở Syria, có chiều cao từ 2.5-3.5 mét (8-10&nbsp;ft). Có lẽ là một số voi Syria đã được bán ra nước ngoài, con voi yêu thích của [[Hannibal]] có cái tên rất ấn tượng là Surus ("người Syria"), có thể có nguồn gốc từ Syria, mặc dù các bằng chứng vẫn còn mơ hồ.<ref>Nossov, p.30.</ref>
 
Kể từ cuối những năm 1940 một số học giả đã cho rằng con voi rừng châu Phi được sử dụng bởi Numidia, thuộc triều đại Ptolemy và quân đội Punic đã không có tháp trong chiến đấu, có lẽ do sự yếu kém về thể chất của loài này <ref>Scullard (1948); (1974) 240-45</ref>. Có lời ghi chép đương đại rõ ràng rằng quân đội của [[Juba I của Numidia]] bao gồm voi có tháp chiến đấu trong năm 46 TCN <ref>Caesar, ''De Bello Africo'' 30.2, 41.2, 86.1.</ref> Điều này được xác nhận bởi hình ảnh của một con voi châu Phi được trang bị tháp chiến đấu sử dụng trên tiền đúc của [[Juba II]] <ref>J. Mazard, ''Corpus Nummorum Numidiae Mauretaniaeque'' (Paris 1955) 103, nº. 276, pl. 247</ref>. Điều này cũng xuất hiện trong trường hợp của quân đội Ptolemy: [[Polybius]] báo cáo rằng tại [[trận Raphia]] năm 217 TCN những con voi của Ptolemy IV mang theo tháp, những con vật nhỏ hơn so với voi châu Á của [[vương quốc Seleukos]] và voi rừng châu Phi có lẽ là như vậy <ref>Polybius v.84.2-7</ref> Có cũng có bằng chứng cho thấy con voi chiến tranh Carthage được trang bị tháp nhỏ và ghế nhỏ trên bành voi trong các ngữ cảnh quân sự nhất định.<ref>Rance (2009)</ref>
 
Dù trong quân sử vùng Địa Trung Hải, những cuộc chiến giữa quân [[Carthage]] và quân [[Cộng hòa|La Mã]] nổi tiếng hơn cả về sự tham chiến của lực lượng tượng binh, đây rõ là kết quả của việc sử dụng tượng binh của [[Ipiros (quốc gia cổ đại)|Vương quốc Ipiros]] thuộc nền văn minh Hy Lạp cổ xưa. Vua xứ Ipiros là [[Pyrros của Ipiros|Pyrros]] đích thân mang 20 voi chiến đi đánh quân La Mã trong trận đánh tại [[Trận Heraclea|Heraclea]] vào năm 280 TCN, để lại thêm năm mươi con nữa, mượn từ vua Ai Cập [[Ptolemaios II Philadelphos|Ptolemaios II]], trên đất liền. Người La Mã đã không chuẩn bị chống lại voi chiến, và các lực lượng Hy Lạp đánh bại người La Mã. Năm sau, người Hy Lạp một lần nữa triển khai một lực lượng voi tương tự, tấn công người La Mã tại [[trận Asculum]]. Thời gian này người La Mã có sự chuẩn bị với vũ khí dễ cháy và thiết bị chống voi: đó là những cỗ chiến xa do bò kéo, trang bị giáo dài để gây tổn thương cho voi, bình chứa lửa để đe dọa chúng.
 
Lấy cảm hứng từ những chiến thắng này, [[Carthage]] đã phát triển để sử dụng riêng cho mình những con voi chiến và triển khai chúng rộng rãi trong [[Chiến tranh Punic lần thứ nhất]]. Các kết quả đã không được như mong muốn. Tại Adyss trong năm 255 TCN, những chú voi Carthage đã không hiệu quả do địa hình, trong khi tại [[trận Panormus]] trong năm 251 TCN người La Mã đã có thể khiến những con voi Carthage hoảng sợ, mà chạy trốn khỏi chiến trường. Trong [[Chiến tranh Punic lần thứ hai]], [[Hannibal]] nổi tiếng đã dẫn một đội quân voi chiến vượt dãy núi Alps - mặc dù không may là hầu hết trong số chúng thiệt mạng trong điều kiện khắc nghiệt. Người La Mã đã phát triển chiến thuật có hiệu quả chống voi chiến, dẫn đến thất bại của [[Hannibal]] tại trận chiến cuối cùng của ông ở Zama năm 202 trước [[Công nguyên]], những con voi xung kích của ông là không hiệu quả vì người La Mã chỉ đơn giản là tách những trung đội thành những lối cho chúng vượt qua.
 
Rome đã mang về nhiều voi ở phần cuối của cuộc chiến tranh Punic, và sử dụng chúng trong các chiến dịch của mình trong nhiều năm sau đó. Các cuộc chinh phục ở Hy Lạp đã cho thấy nhiều trận đánh mà trong đó người La Mã đã triển khai voi chiến, bao gồm các cuộc xâm lược Macedonia vào năm 199 TCN, cuộc chiến ở Cynoscelphalae năm 197 TCN,<ref>[http://www.roman-empire.net/army/cynoscephalae.html. The Battle of Cynoscephalae]</ref> [[trận Thermopylae]],<ref>The Syrian Wars, IV,16-20. English translation from: Horace White ed., 1899.</ref> và [[trận Magnesia]] năm 190 TCN, trong số năm mươi bốn con voi của Antiochos III đã rơi vào tay lực lượng La Mã tới mười sáu. Trong năm sau, người La Mã đã triển khai 22 con voi tại Pydna trong năm 168 TCN <ref>Davis, p. 51.</ref> Chúng cũng là lực lượng được sử dụng đặc trưng trong suốt chiến dịch La Mã chống lại người Celtiberia ở Hispania và chống lại người Gaul.
Dòng 48:
[[Hình:Bayon Angkor Relief1.jpg|nhỏ|phải|250px|[[Đế quốc Khmer|Các vua Campuchia]] đã sử duỵng voi chiến tấn công [[Chiêm Thành]] thế kỷ XII.]]
 
Xa hơn về phía đông, voi tiếp tục được sử dụng trong chiến tranh. Người Mông Cổ phải đối mặt với voi chiến ở Khorazm, Miến Điện, [[Đại Việt]] và Ấn Độ trong suốt thế kỷ XIII <ref>Kistler, p.200.</ref> Bất chấp chiến bại của họ trong các cuộc xâm lược Đại Việt và Ấn Độ, quân Mông Cổ đã đánh bại những con voi chiến bên ngoài [[Samarkand]] bằng cách sử dụng máy lăng đá và [[mangonel]], và ở Miến Điện bằng mưa tên từ những cây cung làm từ vật liệu tổng hợp nổi tiếng của họ <ref>Kistler, p.197.</ref> [[Thành Cát Tư Hãn]] và [[Hốt Tất Liệt]] đã giữ lại những con voi bị bắt là một phần của đoàn tùy tùng của họ.<ref>Joregensen, Niderost and Rice, p.88.</ref> Một kẻ xâm lược trung Á khác, [[Timur Lenk|Timur]] đã phải đối mặt với những thách thức tương tự như một thế kỷ sau đó. Năm 1398, quân đội của Timur phải đối mặt với hơn 100 con voi Ấn Độ trong trận chiến và gần như suýt bại trận vì sự sợ hãi mà chúng gây ra giữa quân đội của ông. Tài liệu lịch sử nói rằng phe Timur cuối cùng giành chiến thắng bằng cách sử dụng một chiến lược khéo léo: Timur gắn rơm lửa lên lưng những con lạc đà của mình trước khi tấn công. Khói làm cho các con lạc đà chạy về phía trước, làm cho những voi hoảng sợ, khiến chúng nghiền nát quân đội của chính mình trong các nỗ lực rút chạy của chúng. Một ghi chép khác về chiến dịch rằng Timur đã sử dụng những cái chông sắt quá khổ để ngăn chặn những con voi đột kích <ref>Ahmed ibn Arabshah.</ref> Sau đó, Timur đã sử dụng những con vật bị bắt này để đánh nhau với [[Đế quốc Ottoman|Thổ Nhĩ Kỳ]] trong [[trận Ankara]].
 
Đã có ghi chép lại rằng vua [[Rajasinghe I]], khi ông đã tiến hành bao vây pháo đài của người Bồ Đào Nha tại Colombo, Sri Lanka trong năm 1558, đã có một đội quân gồm 2200 voi chiến<ref name="artsrilanka.org">http://artsrilanka.org/essays/elephants/index.html.</ref> Người Sri Lanka tiếp tục truyền thống tự hào của họ trong việc bắt và đào tạo những con voi từ thời cổ đại.. Viên quan phụ trách những chuồng ngựa hoàng gia, bao gồm cả việc bắt giữ voi, được gọi là ''Nilame Gajanayake'',<ref name="artsrilanka.org">{{Chú thích web|url=http://artsrilanka.org/essays/elephants/index.html |tiêu đề=Essays:: Elephants in Sri Lankan History and Culture |nhà xuất bản=Artsrilanka.org |ngày tháng= |ngày truy cập = ngày 13 tháng 8 năm 2012}}</ref>