Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Mông Cổ – Cao Ly”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 60:
[[Mông Ca]] phát hiện con tin không phải là vương tử mang dòng máu vương tộc [[Cao Ly]] nên đã khiển trách triều đình [[Cao Ly]] vì đã lừa dối ông và giết chết cả gia đình Lý Hinh (Lee Hyeong, 이형, 李馨) là một viên tướng tài người [[Triều Tiên]] trong quân đội Mông Cổ. Tướng Trác Khắc Nhi Đái tàn phá hầu khắp nước [[Cao Ly]] và bắt 206.800 tù nhân vào năm 1254<ref>John Man-Kublai Khan, p.208</ref>. Nạn đói kém và sự tuyệt vọng đã buộc người nông dân phải đầu hàng quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]]. Quân Mông Cổ thành lập ''Thiên hộ sở'' (cơ quan hành chánh quản lý 1.000 hộ dân) tại Vĩnh Hưng (Yonghung, 영흥, 永興) dùng quan lại sở tại. Họ ra lệnh cho hàng binh đóng thuyền để tấn công các đảo gần bờ biển kể từ năm 1255 trở về sau<ref>C.P.Atwood-Encyclopedia of Mongolia and the Mongol Empire, p.319</ref>. Cuối cùng, người [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] cho tụ tập những tù nhân người [[Triều Tiên]] gồm khoảng 5.000 hộ vào một khu kiều dân tại [[bán đảo Liêu Đông]]. Vào năm 1258, nhà vua và viên quản gia nhà họ [[Thôi]], Kim An Chân (Kim Unjin, 김운진, 金殷真) dàn xếp một cuộc binh biến, ám sát người đứng đầu gia tộc họ [[Thôi]] và xin cầu hòa với quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]]. Sau khi triều đình [[Cao Ly]] cử nhà vua tương lai, vua [[Cao Ly Nguyên Tông|Nguyên Tông]] (Wonjong, 원종, 元宗), đến [[Mông Cổ]] làm con tin và hứa sẽ dời đô về lại [[Kaesong|Khai Thành]], quân Mông Cổ rút khỏi miền trung [[bán đảo Triều Tiên]].
 
Triều đình [[Cao Ly]] phân hóa thành hai phái: phái [[quan văn]] phản đối chiến tranh với Mông Cổ và phái [[quan võ]], do gia tộc họ Thôi lãnh đạo, thì gây sức ép với triều đình để tiếp tục kháng chiến chống quân Mông Cổ. Tháng 3/1258, sau khi vị Tể Tướng độc tài Thôi Nghị bị phái quan văn sát hại, hòa ước [[Cao Ly]] - [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] được ký kết<ref>국방부 군사편찬연구소, 고려시대 군사 전략 ([[2006]]) ([[Bộ Quốc phòng, Chiến lược Quân cơ ở Goryeo]])</ref>. Hòa ước thừa nhận sự duy trì quyền lực tối cao và văn hóa truyền thống của [[Cao Ly]], hàm ý rằng người [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] từ bỏ việc sáp nhập [[Cao Ly]] dưới sự kiểmđô soáthộ trực tiếp của Mông Cổ và bằng lòng trao cho triều đình [[Cao Ly]] quyền tự trị nhưng nhà vua [[Cao Ly]] phải cưới một công chúa [[Mông Cổ]] làm hoàng hậu và chịu dưới quyền của Khả Hãn Mông Cổ<ref>국사편찬위원회, 고등학교국사교과서 p 63 ([[Viện lịch sử Triều tiên Quốc gia]], Lịch sử cho Học sinh phổ thông) [http://www.e-history.go.kr/book/index.htm]</ref>
 
==Hậu quả==
{{Xem thêm|Cuộc Khởi nghĩa Tam Biệt Sao}}
 
Tranh chấp nội bộ triều đình [[Cao Ly]] về việc nghị hòa với quân Mông Cổ vẫn tiếp diễn mãi đến năm 1270.
 
Từ thời Thôi Trung Hiến (Choe Chung-heon, 최충헌, 崔忠獻), [[Cao Ly]] đã bị áp đặt một thể chế độc tài quân sự, do quân đội riêng của gia tộc họ Thôi hùng mạnh thống trị. Một số các tướng lĩnh quân đội này đã lãnh đạo ''Cuộc khởi nghĩa Tam Biệt Sao'' (1270-1273) (Sambyeolcho, 삼별초, 三別抄) chống lại triều đình trên các hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía nam [[bán đảo Triều Tiên]].
 
Bắt đầu từ thời vua [[Cao Ly Nguyên Tông|Nguyên Tông]], trong gần 80 năm, [[Cao Ly]] là một nước đồng minh bị bắt buộc của [[nhà Nguyên]] - Mông Cổ. Mông Cổ và Cao Ly ràng buộc nhau bằng hôn nhân giữa các hoàng tử Mông Cổ với các công chúa [[Cao Ly]] và các hoàng tử Cao Ly với các công chúa Mông Cổ. Điển hình là Cơ Hoàng Hậu (奇皇后 hay Hoàn Giả Hốt Đô - 完者忽都, tiếng Triều Tiên: 기황후), nguyên là một vị công chúa [[Cao Ly]], đã trở thành Hoàng hậu [[nhà Nguyên]] sau hôn lễ với Hoàng đế [[Nguyên Huệ Tông]] (Nguyên Thuận Đế) và con trai của bà sau này là Hoàng đế Chiêu Tông của [[nhà Bắc Nguyên]] - Mông Cổ. Vua [[Cao Ly Trung Liệt Vương|Trung Liệt Vương]] của [[Cao Ly]] cưới một vị công chúa con của Khả Hãn Hốt Tất Liệt... Các cuộc hôn nhân giữa [[nhà Nguyên]] và [[Cao Ly]] kéo dài trong suốt 80 năm.
 
Các viên chức giám sát người Mông Cổ (được gọi là [[darughachi]], đạt lỗ hoa xích - 达鲁花赤) tại triều đình [[Cao Ly]] cũng được các ông vua trung thành và tử tế của [[Cao Ly]] cung cấp lương thực đầy đủ. Một phần của đảo [[Jeju (tỉnh)|Tế Châu]] (Cheju, 제주, 濟州) được chuyển đổi thành vùng thả ngựa ăn cỏ cho kỵ binh [[Mông Cổ]] đóng quân ở đây<ref>William E.Hanthon-Korea: Mongol invasions, pp.158</ref>. Cho đến tận ngày nay, vẫn còn nhiều từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Mông Cổ còn được dùng ở [[Jeju (tỉnh)|đảo Tế Châu]] như màu sắc của ngựa, ''agibato'' - một cậu bé anh hùng và ''songgol'' - chim ưng<ref>Baasanjavyin Lkhagvaa-Solongos, Mongol-Solongosyin harilstaanii ulamjlalaas, p.173</ref>. Triều đình [[Cao Ly]] tồn tại dưới sự chi phối của [[Nhà Nguyên]] - Mông Cổ cho đến khi [[Cao Ly Cung Mẫn Vương|Cung Mẫn Vương]] (Gongmin wang, 공민왕, 恭愍王) buộc các đơn vị đồn trú của quân Mông Cổ rút về nước bắt đầu vào những năm 1350.
 
==Tham khảo==