Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Biểu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Nguyễn Biểu''' (?- 1413) quê ở quê làng Bình Hồ, [[huyện La Sơn]], [[trấn Nghệ An]] (nay thuộc xã Yên Hồ, [[Đức Thọ]], [[Hà Tĩnh]]). Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi quân [[nhà Minh]] xâm lược Đại Việt, ông đã phò vua Trần Trùng Quang (1409-1413) tổ chức cuộc kháng chiến.
 
Năm 1413, quân Minh đánh vào [[Nghệ An]], vua Trần Quí Khoáng chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà. Tướng giặc là [[Trương Phụ]] dọn cỗ đầu người để thử lòng. Nguyễn Biểu móc mắt ăn, rồi làm thơ đòi quân Minh công nhận chủ quyền Đại Việt. Trương Phụ trả thù bằng cách buộc vào cột cầu sông Lam để cho nước dâng lên ngập chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7).
 
Nhân dân miền Nghệ Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm Phúc thần. Hiện nay tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ có đền thờ Nguyễn Biểu được xây dựng vào thời [[nhà Lê]] để tưởng nhớ công lao của ông.