Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
{{Hộp thông tin CTTGT2}}
{{Các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai}}
'''Chiến tranh thế giới thứ hai''' (cũng được nhắc đến với tên gọi '''Đệ nhị thế chiến''', '''Thế chiến II''' hay '''Đại chiến thế giới lần thứ hai''',...) là cuộc [[Chiến tranh thế giới|chiến tranh thế giới]] thảm khốc bắt đầu từ năm [[1939]] và chấm dứt vào năm [[1945]] giữa các lực lượng [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] và phe [[Phe Trục|Trục]] theo [[chủ nghĩa phát xít]]. Hầu hết mọi [[lục địa]] trên [[thế giới]] đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ [[châu Nam Cực]] và [[Nam Mỹ]]. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và gây tàn phá nhất trong [[lịch sử thế giới|lịch sử nhân loại]].<ref>{{Chú thích sách|title=The Complete Illustrated History of World War Two: An Authoritative Account of the Deadliest Conflict in Human History with Analysis of Decisive Encounters and Landmark Engagements|first=Donald |last=Sommerville|publisher=Lorenz Books|date=14 tháng 12 năm 2008|page=5|isbn=0754818985}}</ref>
 
Nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có [[Hòa ước Versailles]], [[đại khủng hoảng]], [[chủ nghĩa dân tộc cực đoan]], [[chủ nghĩa phát xít]] và [[chủ nghĩa quân phiệt]]. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi [[Đức]] xâm lược [[Ba Lan]] vào ngày [[1 tháng 9]] năm [[1939]], một số người khác tính ngày [[Nhật Bản]] [[Sự kiện Lư Câu Kiều|Nhật Bản xâm lược]] [[Trung Quốc]] vào ngày [[7 tháng 7]] năm [[1937]], còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng [[Mãn Châu]] vào năm [[1931]]. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.<ref>[http://hubpages.com/hub/WWI_vs_WWII The Second World War was really an extension of the first]-WWI vs WWII</ref>
 
Chiến sự xảy ra tại khắp các khu vực: [[Đại Tây Dương]], [[châu Âu]], [[Bắc Phi]], [[Trung Đông]], [[Địa Trung Hải]], [[Thái Bình Dương]], phần lớn [[Đông Á]] và [[Đông Nam Á]]. Trong đó, chiến sự có quy mô lớn nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất diễn ra ở khu vực [[Đông Âu]] giữa [[Liên Xô]] (một nước thuộc khối Đồng Minh) và phe Trục (gồm Đức Quốc Xã và 8 nước chư hầu của Đức). Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày [[8 tháng 5]] năm [[1945]] (theo giờ [[Berlin]], còn theo giờ [[Moskva]] là ngày [[9 tháng 5]]) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại [[châu Á]] cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày [[2 tháng 9]] năm [[1945]].
 
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc [[chiến tranh toàn diện]], kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (con số thương vong vẫn tiếp tục được [[Nghiên cứu|nghiên cứu]]), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của [[Đức Quốc xã]] ([[Holocaust]]). Trong số thương vong, 60% người chết là thường dân, chết vì [[Dịch bệnh|bệnh dịch]], [[Nạn đói|nạn đói]], [[Diệt chủng|nạn diệt chủng]] và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là [[Liên Xô]] từ 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo tỷ lệ dân số là [[Ba Lan]] với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh<ref>Wojciech Materski and Tomasz Szarota. Polska 1939–1945. Straty osobowe i ofiary represji pod dwiema okupacjami. Institute of National Remembrance(IPN) Warszawa 2009 ISBN 978-83-7629-067-6, p. 32</ref>).
 
Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như [[Vũ khí hạt nhân|vũ khí nguyên tử]], [[máy bay phản lực]], [[ra đa|ra-đa]]...
 
Sau cuộc chiến, [[châu Âu]] bị chia ra làm hai khối: một phía chịu ảnh hưởng của phương Tây do [[Hoa Kỳ]] đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của [[Liên Xô]]. Các nước đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch gây ảnh hưởng chính trị thông qua các viện trợ kinh tế mang tên [[Kế hoạch Marshall]] trong khi các nước kia trở thành các nước [[chủ nghĩa cộng sản]] đồng minh của [[Liên Xô]]. Hoa Kỳ liên kết đồng minh trong [[NATO|Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương]], trong khi Liên Xô liên kết đồng minh theo [[Khối Warszawa|Hiệp ước Warszawa]]. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong [[Chiến tranh Lạnh]] sau Thế chiến thứ II. Tại [[châu Á]], sự chiếm đóng [[Nhật Bản]] của [[quân đội Hoa Kỳ]] đã dân chủ hóa nước này. Trong khi đó, do hậu quả của nội chiến, [[Trung Quốc]] tồn tại hai nhà nước: [[Trung Quốc|Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] và [[TrungĐài Hoa Dân QuốcLoan|Trung Hoa Dân quốc]] tại [[Đài Loan]].
 
== Hoàn cảnh và nguyên nhân ==
Chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ những lý do khác nhau tại các khu vực địa lý khác nhau. Tại [[châu Âu]], thế chiến thứ II là sự tiếp nối của [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] khi [[Đức]] muốn xóa bỏ các điều ước trong [[Hòa ước Versailles]] và mong muốn lấy lại vị thế cường quốc, đồng thời phân chia lại lãnh thổ cũng như ảnh hưởng chính trị tại châu Âu. Sự phát triển của [[chủ nghĩa phát xít]] tại châu Âu và các lãnh tụ tại [[Đức]], [[Ý]] có tham vọng vẽ lại bản đồ quốc gia cũng như bản đồ địa chính trị châu Âu và châu Phi, phân chia lại thuộc địa, chia lại thị trường. Trong khi đó, tình hình chính trị tại [[Trung Âu]] và [[Đông Âu]] không ổn định sau khi [[Đế quốc Áo-Hung]] tan rã cũng làm chiến tranh dễ xảy ra.
 
Tại [[Thái Bình Dương]], ý định trở thành cường quốc số một của [[Đế quốc Nhật Bản]] và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ sáp nhập [[Trung Quốc]] và các thuộc địa lân cận (của [[Anh]], [[Pháp]]) vào [[Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á]] để thoả mãn nhu cầu [[tài nguyên]] mà [[đảo quốc]] nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được. Tham vọng chiếm thuộc địa cuối cùng đã lôi cuốn [[Nhật Bản]] vào chiến tranh.
Dòng 23:
=== Tình hình châu Âu ===
====Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít====
Cuộc [[Đại khủng hoảng]] trên quy mô toàn cầu vào năm 1929 khiến kinh tế trở nên tiêu điều, dân chúng các nước trở nên khốn khổ. Tại nhiều nước, [[Nhân dân|người dân]] trở nên căm ghét chính phủ và các nhà tư bản, họ quay sang ủng hộ các tư tưởng cực đoan, đòi phát động chiến tranh để phân chia lại [[thuộc địa]], chiếm thêm tài nguyên để giải quyết khó khăn trong nước. Trong bối cảnh đó, vào [[thập niên 1920]] và [[thập niên 1930|1930]], chế độ phát xít giành được quyền lực tại [[Ý]] và [[Đức]], trong khi các đảng phát xít khác cũng có nhiều thế lực trong chính trường các nước [[Tây Âu]] và [[Trung Âu]].
 
Riêng tại [[Đức]], đảng [[Đức Quốc |Đảng Đức quốcQuốc xã]] và thủ lĩnh [[Adolf Hitler]] đang có hoài bão tạo ra một chính quyền mạnh. Họ đã khơi dậy và khai thác niềm tự hào dân tộc của [[người Đức]], cũng như các nền tảng trụ cột của chủ nghĩa phát xít như sự tôn trọng quân đội và tuân thủ chính quyền. Các sự kiện này khiến [[Đức]] trở thành một nước hùng mạnh với quân đội mạnh được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chiến lược, một nền công nghiệp phát triển nhanh trong môi trường khuyến khích thương mại và sự ủng hộ của dân chúng trong việc giành lại đất đai đã bị mất sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] và danh dự quốc gia. Tại [[phát xít Ý|Ý]], [[Benito Mussolini]] cũng dùng thuật hùng biện như [[Adolf Hitler|Hitler]], nhưng ít thành công hơn.
 
Thủ lĩnh Đức quốcQuốc xã, [[Adolf Hitler]], đã trình bày tham vọng của mình ngay từ năm 1924, trong cuốn tự truyện [[Mein Kampf|''Mein Kampf'']], cụ thể như sau:
*Nước Đức sẽ trở thành "bá chủ của thế giới". Trước hết, phải tính sổ với nước [[Pháp]], ''"kẻ thù truyền kiếp của dân Đức"''. Sau khi đã tiêu diệt được Pháp, Đức phải bành trướng về hướng Đông – chủ yếu là chiếm đất của nước [[Nga]] để giành lấy "[[không gian sinh tồn]]" (tức là mở rộng lãnh thổ và tài nguyên), nếu chiếm được nước Nga, nước Đức sẽ không còn bị bó hẹp trong lãnh thổ bé nhỏ hiện tại mà sẽ trở thành một đại quốc có lãnh thổ rộng bao la.
*Về tính chất của nhà nước Quốc xã tương lai, Hitler nói rõ rằng sẽ không có cái trò ''"dân chủ ngu xuẩn"'' và rằng Đế quốc thứ Ba sẽ được đặt được một thể chế [[độc tài]].
Dòng 36:
Vào năm [[1936]],với ý định đáp trả hiệp ước tương trợ Pháp-Xô năm 1935, Hitler đã đem quân tái chiếm đóng [[Rhineland]], vùng đất mà theo quy định của Hiệp ước Versailles là không thuộc về người Đức. Chính phủ Pháp lúc ấy đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính ở trong nước khiến đồng franc mất giá<ref name="Schuker pages 206-221">Schuker, (1997), p. 237.</ref>, nên họ chủ trương tránh gây sự với người Đức mặc cho [[Đảng Cộng sản Pháp]] kêu gọi chính phủ có hành động quân sự nhằm lấy lại quyền kiểm soát đối với khu vực này. Chính phủ Anh cũng ủng hộ hành động xâm lược của Đức trong tình cảnh người dân Anh kêu gọi chính phủ không dùng vũ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng và đa số người Anh tin rằng các thỏa thuận của [[hiệp ước Versailles]] là bất công đối với nước Đức<ref name="Weinberg, Gerhard page 259">Weinberg, Gerhard L. (2005). A World at Arms: A Global History of World War II (2nd ed.), pp 259. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-85316-3</ref>.
 
Giới chức Anh, Pháp, Mỹ, bất chấp sự trỗi dậy của Đức Quốc Xã, đã tích cực đầu tư vào nền [[Kinh tế Đức|kinh tế Đức]], tạo điều kiện cho bộ máy chiến tranh của phát xít Đức phát triển<ref>[http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.1016.7564&rep=rep1&type=pdf The United States’ Policy toward Germany 1933--1938], Jian Xu, Journal of Politic and Law, Vol. 1, No. 2, December 2008</ref>. Hãng sản xuất vũ khí danh tiếng của Anh [[Vickers-Armstrong]] đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Đức, trong khi các công ty Mỹ như [[Pratt & Whitney]], Douglas, Bendix Aviation... cung cấp cho Đức các bằng sáng chế, bí mật quân sự và các động cơ máy bay tối tân<ref>[https://www.globalresearch.ca/the-history-of-wall-streets-unspoken-relationship-to-nazi-germany-dragon-teeth-to-be-planted-all-over-europe-again/5398757 The History of Wall Street’s Unspoken Relationship to Nazi Germany: Dragon Teeth to Be Planted All Over Europe Again], Yuriy Rubtsov, Global Research, September 01, 2014</ref>. Thủ tướng Anh [[Stanley Baldwin]] tóm tắt vấn đề vào tháng 7/1936 như sau: ''“Nếu chiến sự có diễn ra ở châu Âu, thì tôi mong đó sẽ là cuộc chiến giữa Bolshevik (Liên Xô) và Đức Quốc Xã”''<ref name=vov>[http://vov.vn/the-gioi/ho-so/ho-so-mat-phuong-tay-nhiet-tinh-ho-tro-hitler-tieu-diet-lien-xo-442646.vov Hồ sơ mật: Phương Tây nhiệt tình hỗ trợ Hitler tiêu diệt Liên Xô], 21/10/2015, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM</ref>.
 
====Quan hệ giữa các nước châu Âu====
Dòng 44:
[[Hiệp ước Không xâm lược giữa Ba Lan và Đức]], ký vào ngày 26 tháng 1 năm 1934 có hiệu lực 10 năm. Đức đòi hỏi khu vực [[Danzig]], Ba Lan đòi hỏi [[Korridor]] và đòi sửa lại biên giới vùng Oberschlesien. Khi Đức chiếm Tiệp Khắc (năm 1938), Ba Lan đã đem quân xâm chiếm vùng [[Tesschen]], vùng lãnh thổ mà họ đã có tranh chấp với Tiệp Khắc năm 1919 nhằm không để vùng đất này rơi vào tay người Đức. Đây là vùng lãnh thổ có khá đông người Ba Lan sinh sống, và đa số người dân địa phương tại đây hoan nghênh sự chiếm đóng này <ref>Zahradnik 1992, 86.</ref> mặc dù sau đó họ đã tỏ ra không hài lòng trước chính sách đồng hóa những người dân Tiệp Khắc sống tại đây. Phát xít Đức chấp nhận để cho Ba Lan chiếm giữ Tesschen, khiến cho nhiều người Tiệp Khắc về sau đã cáo buộc chính phủ Ba Lan đồng lõa với quân xâm lược [[Phát xít Đức]], bất chấp chính phủ Ba Lan đã liên tục phủ nhận<ref name="Watt 1998, 386">Watt 1998, 386.</ref>.
 
Trong các năm 1936-1937, Liên Xô đã giúp đỡ những người Cộng hòa Tây Ban Nha chống lại quân phiến loạn phát xít Tây Ban Nha của Franco (còn gọi là phe Quốc gia) được [[Adolf Hitler]] và [[Benito Mussolini]] cũng như chế độ độc tài của [[Salazar]] ở [[Bồ Đào Nha]] và cả [[Tòa thánh Vatican]] hậu thuẫn. [[Anh]] và [[Pháp]] tuyên bố không can thiệp vào cuộc nội chiến, nhưng cả hai đều có những động thái của riêng mình. Đa số giới lãnh đạo Anh ngả về phe Quốc gia của Franco bởi tư tưởng chống cộng của họ. Ngoại trưởng Anh lúc đó là Eden đã tiết lộ rằng chính phủ Anh "ưa thích một chiến thắng của phe nổi dậy hơn một chiến thắng của phe Cộng hòa" <ref>Podmore p7</ref>. Hải quân Hoàng gia Anh cũng công khai ủng hộ phe Quốc gia của [[Francisco Franco]]. Trong cuộc nội chiến, Hải quân Hoàng gia đã liên tục cung cấp thông tin về vận chuyển của phe Cộng hòa cho các lực lượng Phát xít, và tàu [[HMS Queen Elizabeth]] thậm chí đã được sử dụng để ngăn chặn Hải quân phe Cộng hòa tấn công cảng [[Algeciras]]. Ở Pháp thì xảy ra một sự chia rẽ sâu sắc khi những người cánh tả yêu cầu chính phủ của họ hỗ trợ những người Cộng hòa, trong khi phe cánh hữu lại muốn giúp đỡ lực lượng Phát xít. [[Chính phủ Pháp]] của [[Léon Blum]] có cảm tình hơn với phe Cộng hòa do họ lo sợ rằng việc phe Franco lên nắm quyền tại [[Tây Ban Nha]] sẽ tạo ra thế bao vây của các lực lựợnglượng phát xít đối với nước Pháp.<ref>Alpert (1994). pp. 14–15.</ref> Chính phủ Pháp đã có một số hành động nhằm thể hiện sự ủng hộ cho phe Cộng hòa, song từ chối can thiệp sâu hơn một phần cũng bởi sức ép từ Anh và các đảng phái ủng hộ phát xít ở trong nước. Mỹ với Đạo luật Trung lập đã tuyên bố không tham gia vào những sự kiện bên ngoài châu Mỹ, và đến ngày 6 tháng 1 năm 1937 thì Quốc hội cũng thông qua nghị quyết về việc cấm xuất khẩu vũ khí sang Tây Ban Nha <ref>Thomas (1961). p. 338.</ref> Vào năm 1938, khi phe Cộng hòa đứng trước nguy cơ thất bại, Tổng thống [[Franklin D. Roosevelt]] đã đề xuất bãi bỏ việc cấm bán vũ khí và yêu cầu đưa máy bay sang [[Tây Ban Nha]] nhằm giúp đỡ Phe Cộng hòa song không được Quốc hội chấp thuận <ref name="Tierney">{{cite journal|author=Tierney, D|year=2004|title=Franklin D. Roosevelt and Covert Aid to the Loyalists in the Spanish Civil War, 1936-39|journal=Journal of Contemporary History|volume=39|issue=3|pages=299–313|jstor=3180730}}</ref>. Một số nhà tài phiệt Mỹ giai đoạn này đã ủng hộ Phe phát xít của Franco bằng cách cung cấp xăng dầu, phương tiện vận tải cũng như tiền bạc, thậm chí những sự giúp đỡ này còn được đánh giá là đã "góp phần quyết định cho chiến thắng về sau của phe Phát xít"<ref name="Beevor, p.138">Beevor, p.138</ref>.
 
Nước Đức và nước Ý của [[Adolf Hitler]] và [[Benito Mussolini]] thì công khai ủng hộ phe Quốc gia. Họ đã gửi binh lính, máy bay, xe tăng và các loại vũ khí khác cho phe Franco. Chính phủ Ý gửi "Quân đoàn tình nguyện", còn Đức gửi Binh đoàn Condor ([[Condor Legion]]). Lực lượng Quân đoàn tình nguyện lên đến đỉnh điểm với 50.000 quân và tổng cộng có tới 75.000 người Ý tham chiến ở Tây Ban Nha. Thời kỳ cao điểm có chừng 10.000 quân Đức, trong tổng số 16.000 người đến Tây Ban Nha tham chiến<ref>Thomas, Hugh (1961). The Spanish Civil War (1 ed.), pp 634. London: Eyre and Spottiswoode</ref>. Ngược lại với Đức và Ý, Liên Xô chủ trương giúp đỡ phe Cộng hòa nhưng với hình thức bí mật. [[Chính phủ [[Liên Xô]] cung cấp viện trợ khí tài cho lực lượng Cộng hòa, và được chính phủ Cộng hòa trả bằng vàng dự trữ của ngân khố quốc gia. Mặc dù vậy chất lượng các loại vũ khí mà Liên Xô bán cho phe Cộng hòa là không đồng bộ khi hầu hết các loại súng trường và súng ngắn do họ cung cấp đều đã cũ, lạc hậu hoặc chỉ có thể sử dụng hạn chế (một số có từ những năm 1860) trong khi các loại [[Xe tăng|xe tăng]] như [[Xe tăng T-26|T-26]] và [[BT-5]] lại khá hiện đại và tỏ ra hiệu quả trong chiến đấu.<ref name="payne20041567">Payne (2004). pp.&nbsp;156–157.</ref><ref name="Beevor152">Beevor (2006). pp. 152–153.</ref> Liên Xô cung cấp máy bay cho Phe Cộng hòa bằng lực lượng của họ nhưng [[Máy bay|máy bay]] do Đức cung cấp cho lực lượng Quốc gia đã tỏ ra vượt trội hơn vào cuối cuộc chiến. "Quân tình nguyện Liên Xô" được đưa sang Tây Ban Nha tham chiến chỉ có 700 người, đa phần là các phi công máy bay, hoặc lái xe tăng. Ngoài ra còn có những chiến sĩ của các [[Lữ đoàn quốc tế]] chiếm phần lớn nhất trong số các chiến sĩ quốc tế chiến đấu cho chính quyền Cộng hòa. Chừng 30.000 người được cho là đến từ 53 quốc gia khác nhau chiến đấu trong các lữ đoàn quốc tế.
 
Cuộc Nội chiến tại Tây Ban Nha kết thúc vào [[1 tháng 4]] năm 1939, với thắng lợi của phe nổi dậy và việc thiết lập chế độ độc tài của thủ lĩnh phe Quốc gia là Tướng Francisco Franco. Franco đưa Tây Ban Nha đi theo mô hình phát xít tương tự như [[Hitler]] và [[Mussolini]], nhưng tuyên bố trung lập trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Ngày 1 tháng 3 năm 1938, nước Đức quốc xã thôn tính nước Áo mà không cần nổ một phát súng. Việc Áo sáp nhập vào Đức nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của nhân dân hai nước {{sfn|Bukey|2002|p=11}} nên cả Anh, Pháp đều không có động thái phản đối {{sfn|Collier|Pedley|2000|p=144}}. Thủ tướng Anh [[Neville Chamberlain]] tuyên bố: ''"Chúng ta phải tránh bị mắc lừa. Và chúng ta cũng không để cho các nước nhỏ có ảo tưởng về sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên có thể dành cho họ để chống lại sự xâm lược"''.<ref>Hạ nghị viện Anh. Tư liệu những cuộc tranh luận tại nghị viện ngày 22 tháng 2. London. 1938. trang 227, 332.</ref>. Ngược lại Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô tuyên bố lên án cuộc xâm lược này của Đức <ref>Bộ ngoại giao Liên Xô. Tư liệu văn kiện thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Ngoại văn. Moskva. 1948. trang 92.</ref>.
 
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 183-R69173, Münchener Abkommen, Staatschefs.jpg|nhỏ|trái|300px|Lễ ký [[Hiệp ước München|Hiệp ước Munich]] năm 1938 giữa Anh, Pháp và Đức. [[Adolf Hitler]] đứng giữa, Thủ tướng Anh [[Neville Chamberlain]] đứng ngoài cùng bên trái]]
Sau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng [[SudentenlandSudetenland]] từ [[Tiệp Khắc]]. Đây là vùng đất có số lượng lớn người gốc Đức sinh sống. Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc, sẵn sàng tấn công nước này. Báo chí Đức, với ý định gây áp lực cho các cường quốc phương Tây chấp nhận yêu sách của Hitler, cũng liên tục đưa ra những thông tin về tội ác của người Tiệp Khắc đối với những người dân gốc Đức tại Sudetenland <ref name="Eleanor L. Turk 1999. Pp. 123">The History of Germany, Eleanor L. Turk, pp 123, Greenwood Publishing Group, 1999</ref>. Hitler thậm chí còn cáo buộc chính phủ Tiệp Khắc đang dần dần tiêu diệt những người gốc Đức sống tại đây <ref name="Adolf Hitler 2007. Pp. 627">Adolf Hitler, Max Domarus. ''The Essential Hitler: Speeches and Commentary''. Bolchazy-Carducci Publishers, 2007. {{ISBN|9780865166271}}. Pp. 627.</ref>.
 
Đến lúc này, tham vọng của Hitler đã lộ rõ, Liên Xô đề nghị với Anh - Pháp việc gạt bỏ những mâu thuẫn giữa hai phía và thành lập một liên minh nhằm ngăn chặn Hitler nhưng bị 2 nước này từ chối. Ngược lại, Anh - Pháp lại nhận lời mời của Ngoại trưởng Đức Ribbentrop và tham gia ký [[Hiệp ước München|Hiệp ước Munich]] trong ngày 29, 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý. Kết quả của hội nghị này là một [[Hiệp ước München|hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này]] (Hiệp ước Munich) ngày 30 tháng 9 bất chấp sự phản đối của chính phủ Tiệp Khắc. Chính phủ Pháp cũng đồng ý với Đức và Anh loại Liên Xô (nước ủng hộ [[Tiệp Khắc]]) ra khỏi hội nghị Munich.<ref>The British Political Elite and the Soviet Union, pp 31-40, Louise Grace Shaw, Routledge, Jun 17, 2013</ref>