Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người khuyết tật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 8:
== Khái niệm ==
=== Khuyết tật và tàn tật ===
ĐâyĐối với haiđa từsố tiếngngười Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một [[khái niệm]], hiện nay người ta vẫn dùng song song chúng trên các phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng, song theo dự thảo năm 2009, từ khuyết tật nhiều khả năng sẽ được dùng để thay thế từ tàn tật trong các bộ luật.
 
Thông thường từ khuyết tật được cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa tốt hơn là từ tàn tật. Người ta cho rằng từ “'''tàn'''” trong cụm từ tàn tật gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không còn khả năng gì, không còn tương lai và điều đó ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ “'''khuyết'''” mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn còn [[hy vọng]]. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là các tên gọi, các nhãn mác cho khái niệm do vậy không cần phải quá câu nệ, cốt yếu là thái độ và hành vi thực tế. Tuy nhiên xu hướng chung được khuyến nghị là sử dụng từ khuyết tật thay cho từ tàn tật. Trong cuộc hội thảo do Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) và Tổ chức Cứu trợ và Phát triển (CRS) thực hiện thì có đến 17 trên tổng số 19 ý kiến cho rằng nên thay cụm từ tàn tật bằng khuyết tật. Ngoài ra bản thân những người có khiếm khuyết cũng muốn mình được gọi bằng cụm từ người khuyết tật hơn<ref>[http://drdvietnam.com/en/news/116420/vi “Tàn tật” thay bằng “khuyết tật”...]</ref><ref>[http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=130244&ChannelID=330 Bao giờ hết "tàn tật"] '''Trần Bá Thiện''' - trưởng dự án trình duyệt web cho người mù</ref>.
 
=== Từ khiếm khuyết cho đến khuyết tật ===