Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Chu Ru”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Ngôn ngữ, chữ viết: Bổ sung nội dung
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
Người Chu Ru là một dân tộc đã [[định canh]] [[định cư]] và làm ruộng từ lâu đời. Nghề [[trồng trọt]] chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và [[lúa]] là cây lương thực chủ yếu. Ngoài ra họ còn trồng ngô, khoai, sắn và một số loại rau, đậu trên rẫy hoặc trong vườn.
 
Ruộng (hama) trước đây thường chỉ làm một mùa, và có thể tạm chia làm hai loại: ruộng sâu hoặc ruộng sình (hama-gluh) và ruộng khô (hanha - khác). Do tính chất và điều kiện địa lý của từng loại ruộng ở từng vùng, có những đặc điểm khác nhau nên kỹ thuật canh tác cũng có những nét riêng.
 
Đối với ruộng bình thường được dùng phương pháp "thủy nậu". Người ta cho trâu quần để đất thật nhuyễn rồi gieo hạt. Đối với các loại ruộng đất khác, thì sau khi thu hoạch một thời gian, người ta tiến hành cày vỡ, bừa, cày trở, bừa lần thứ hai và kết hợp với việc bang đất cho bằng, rồi sạ giống... Nông cụ cổ truyền còn rất thô sơ như: cày, bừa, cái bang đất đều bằng gỗ.Đến nay, họ đã có lưỡi cày bằng sắl và đo 2 trâu kéo.
Dòng 74:
Mỗi làng thường có một người phụ trách công việc thủy lợi và hai người giúp việc. Trưởng thủy cũng do tập thể các thành viên trong làng bầu ra. Ông là người có khả năng về thủy lợi và có đức tính công bằng. Trưởng thủy có nhiệm vụ phân phối đều lượng nước từ các mương, máng công cộng đến từng thửa ruộng của các gia đình. Khi cần thiết, ông có thể đề nghi với chủ làng huy động nhân lực để tu bổ các công trình thủy lợi chung trước mùa cày cấy.
 
Để trông nom việc bảo sinh, mỗi làng Chu ru thường có một, hai người phụ nữ giàu kinh nghiệm giúp đỡ sản phụ trong những ngày sinh nở gọi là ''mọ boại ''hay mọ lụay ''. Tuy không do dân làng bầu ra nhưng bà được dân làng tín nhiệm. Sau mỗi lần sinh đẻ, gia chủ thường biếu bà một chút quà nhỏ để đền đáp công ơn.
 
Như vậy, chủ làng, thầy cúng, bà đỡ, già làng là những người có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và đời sống tín ngưỡng của cộng đồng làng. Họ hợp thành tổ chức tự quản, một tổ chức chính trị, xã hội cao nhất mà người Chu Ru đã đạt đến. Làng hầu như là một đơn vị kinh tế tự cấp tự túc tương đối độc lập.