Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Mông Cổ – Cao Ly”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19:
{{Lịch sử Triều Tiên}}
'''Chiến tranh Mông Cổ - Cao Ly''' ([[1231]] - [[1273]]) là cuộc xâm lăng [[Cao Ly|Vương quốc Cao Ly]] (vương triều cai trị [[bán đảo Triều Tiên]] từ năm 918 đến năm 1392) của [[Đế quốc Mông Cổ]]. Cuộc chiến bao gồm 6 chiến dịch lớn của quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] gây thiệt hại nặng nề cho thường dân khắp [[bán đảo Triều Tiên]]. Kết quả cuối cùng, [[Cao Ly]] đã đầu hàng và trở thành một nước chư hầu của [[Mông Cổ]] trong khoảng 80 năm<ref>국사편찬위원회, 고등학교국사교과서 p63(National Institute of Korean History, History for High School Students, p64)[http://www.e-history.go.kr/book/index.htm]</ref>.
==Các chiếnChiến dịch mở màn==
 
===[[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] khai chiến===
Dòng 37:
Năm [[1232]], bất chấp lời thỉnh cầu của vua [[Cao Ly Cao Tông|Cao Tông]] (''Gojong'', 고종, 高宗) và các lão thần trong triều, Thôi Vũ ra lệnh cho toàn thể vua quan trong triều và phần lớn cư dân [[Kaesong|Khai Thành]] di dời đến [[đảo Giang Hoa]] (Ganghwa, 강화, 江華) nằm trong [[vịnh Kinh Kỳ]] (Kyŏnggi, 경기, 京畿). Ông cho xây dựng nhiều tuyến phòng thủ quan trọng để chuẩn bị đối phó mối đe dọa từ người Mông Cổ. Thôi Vũ khai thác điểm yếu cơ bản của của quân Mông Cổ là sợ biển. Triều đình trưng dụng toàn bộ các loại tàu thuyền sẵn có để vận chuyển quân nhu và binh sĩ ra đảo Giang Hoa. Cuộc di tản quá đột ngột đến nỗi ngay bản thân vua [[Cao Ly Cao Tông|Cao Tông]] cũng phải nghỉ đêm tại một thôn điếm trên đảo. Triều đình còn ra lệnh cho dân chúng ở các thành thị và cửa ải quan trọng hay ở gần ngoài khơi các hòn đảo thu dọn nhà cửa trốn về miền quê. Bản thân đảo Giang Hoa đã là một pháo đài phòng thủ vững chắc cộng thêm một số pháo đài nhỏ hơn được xây dựng trên đảo phía hướng về đất liền và một bức tường kép được xây dựng băng ngang dãy núi Văn Thù (Munsusan, 문수산, 文殊山).
 
===[[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] tấn công lần thứ hai===
[[File:高丽油画.jpg|thumb|left|200px|Bức họa trận chiến Xứ Nhân trong ''Chiến Tranh Kỷ Niệm Quán'' tại [[Hàn Quốc]]]].
Đáp lại động thái này của [[Cao Ly]], [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] lập tức khai mào cuộc tấn công thứ hai. Quân Mông Cổ do phản thần Hồng Phúc Nguyên (Hong Bok-won, 홍복원, 洪福源), người Liễu Nguyên (nay là [[Bình Nhưỡng]]), chỉ huy đã chiếm được phần lớn miền bắc [[bán đảo Triều Tiên]]. Quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] cũng đã tiến xa đến nhiều nơi ở phía nam bán đảo nhưng đã thất bại trong nỗ lực chiếm đảo Giang Hoa mặc dù chỉ cách bờ biển vài cây số, đồng thời còn bị đẩy lùi tại [[Gwangju|Quang Châu]] (Gwangju, 광주, 光州). Trong chiến dịch này, tướng Mông Cổ [[Tát Lễ Tháp]] đã bị nhà sư [[Kim Doãn Hầu]] (Kim Yun-Hu, 김윤후, 金允侯) giết chết ngay tại chiến trường trong một trận chống trả ác liệt của dân quân tại Xứ Nhân (Cheoin, 처인, 處仁) gần [[Yongin|Long Nhân]] (Yongin, 용인, 龍仁), buộc quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] phải rút lui một lần nữa. Đây là một trong hai trường hợp duy nhất tướng chỉ huy của quân Mông Cổ tử trận ngay tại chiến trường (trường hợp kia là [[trận Ain Jalut]] vào ngày 3/9/1260 giữa quân Mamluk - [[Ai Cập]] do Quốc vương Saif ad-Din Qutuz chỉ huy và quân Mông Cổ do tướng [[Kit-buqa|Khiếp Đích Bất Hoa]] (Kit-buqa, 怯的不花) lãnh đạo, Khiếp Đích Bất Hoa đã bị giết ngay tại chiến trường).