Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Động đất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 4:
 
== Nguồn gốc ==
Theo nghĩa rộng thì động đất dùng để chỉ các ''rung chuyển của mặt đất'' mà tạo ra sóng địa chấn. Chúng được gây ra bởi các nguyên nhân <ref name=Hyndman>{{Chú thích sách |title=Natural Hazards and Disasters |author=Donald Hyndman, David Hyndman |isbn=0495316679 |publisher=Brooks/Cole: Cengage Learning |year=2009 |edition=2nd |url=http://books.google.com/?id=8jg5oRWHXmcC&pg=PT54&q= |chapter=Chapter 3: Earthquakes and their causes}}</ref>:
* Nội sinh: Do vận động [[kiến tạo]] của các [[mảng kiến tạo]] trong vỏ [[Trái Đất]], dẫn đến các hoạt động [[đứt gãy]] và/hoặc phun trào núi lửa ở các [[đới hút chìm]]. ''Xem thêm: [[Cấu trúc Trái Đất]]''.
* Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào [[Trái Đất]], các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. ''Xem thêm: [[Thiên thạch]]''
* Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý và các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ [[thử hạt nhân dưới lòng đất]].
 
Trong quan niệm thông thường thì, động đất được hiểu là các rung chuyển đủ mạnh trên diện tích đủ lớn, ở mức nhiều người cảm nhận được, có để lại các dấu vết phá hủy hay nứt đất ở vùng đó. Về mặt vật lý, các rung chuyển đó phải có biên độ đủ lớn, có thể vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá và gây nứt vỡ. Nó ứng với động đất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc mở rộng đến các vụ thử hạt nhân. Chú ý rằng các ''[[địa chấn kế]]'' tại các [[trạm quan sát địa chấn]] được thiết kế để ghi nhận các động đất dạng như vậy, và lọc bỏ các chấn động do nhân sinh gây ra.
 
''Nguyên nhân tự nhiên nội sinh'' liên quan đến vận động của các lớp và khối của [[Trái Đất]]. Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng [[Trái Đất]] vẫn luôn chuyển động. Khi [[ứng suất]] cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự [[đứt gãy]] xảy ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất.
Dòng 17:
* Những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là ''động đất trong đĩa''.
 
Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây của các nhà địa chất học cho thấy sự [[ấm lên toàn cầu]] là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng của các hoạt động địa chấn. Theo các nghiên cứu này, băng tan và [[mực nước biển dâng]] gây ảnh hưởng đến áp lực tác động lên các [[mảng kiến tạo]] của Trái Đất, dẫn đến sự gia tăng về tần suất và cường độ của động đất.
 
== Đặc điểm ==