Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặc Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
TRMC (thảo luận | đóng góp)
n Đã hủy sửa đổi của HangNga14 (Thảo luận) quay về phiên bản của WikitanvirBot
Dòng 41:
[[war:Mozi]]
[[zh:墨子]]
 
Trích dẫn tiêu biểu
 
兼愛上第十四
 
圣人以治天下為事者也,必知亂之所自起,焉能治之。不知亂之所自起,則不能治。譬之如醫之攻人之疾者然,必知疾之所自起,焉能攻之。不知疾之所自起,則弗能攻。治亂者何獨不然㊣必知亂之所自起,焉能治之。不知亂之所自起,則弗能治。
 
圣人以治天下為事者也,不可不察亂之所自起。儅察亂何自起㊣起不相愛。臣子之不孝君父,所謂亂也。子自愛,不愛父,故虧父而自利。弟自愛,不愛兄,故虧兄而自利。臣自愛,不愛君,故虧君而自利。此所謂亂也。雖父之不慈子,兄之不慈弟,君之不慈臣,此亦天下之所謂亂也。父自愛也,不愛子,故虧子而自利。兄自愛也,不愛弟,故虧弟而自利。君自愛也,不愛臣,故虧臣而自利。是何也㊣皆起不相愛。雖絰天下之為盜賊者亦然。盜愛其室,不愛异室,故竊异室以利其室。賊愛其身,不愛人,故賊人以利其身。此何也㊣皆起不相愛。雖絰大伕之相亂傢、諸侯之相攻國者亦然。大伕各愛其傢,不愛异傢,故亂异傢以利其傢。諸侯各愛其國,不愛异國,故攻异國以利其國。天下之亂物,具此而已矣! 察此何自起,皆起不相愛。
 
若使天下兼相愛,愛人若愛其身,猶有不孝者乎㊣視父、兄与君若其身,惡施不孝㊣猶有不慈者乎㊣視弟子与臣若其身,惡施不慈㊣故不孝、不慈、亡有,猶有盜賊乎㊣故視人之室若其室,誰竊㊣視人身若其身,誰賊㊣故盜賊亡有。猶有大伕之相亂傢、諸侯之相攻國者乎㊣視人傢若其傢,誰亂㊣視人國若其國,誰攻㊣故大伕之相亂傢、諸侯之相攻國者亡有。
 
若使人下兼相愛,國与國不相攻,傢与傢不相亂,盜賊無有,君臣父子皆能孝慈,若此則天下治。故圣人以治天下為事者,惡得不禁惡而勸愛㊣故天下兼相愛則治,交相惡則亂。故子墨子曰不可以不勸愛人者,此也
 
Dịch nghĩa:
 
KIÊM ÁI (thượng)
 
Bậc thánh nhân trị thiên hạ, tất phải biết loạn do đâu mà phát thì mới trị được, không biết do đâu mà phát thì không trị được; cũng như thầy thuốc trị bệnh cho người, tất phải biết bệnh do đâu mà phát sinh thì mới trị được, không biết bệnh do đâu mà phát sinh thì không trị được. Lẽ nào riêng việc trị loạn lại không như vậy? Tất phải biết loạn do đâu mà phát thì mới trị được. Thánh nhân trị thiên hạ, không thể không xét loạn do đâu mà phát.
 
Thử xét loạn do đâu mà phát. Phát ở chỗ không yêu nhau. Tôi, con, không yêu vua, cha, như vậy là loạn. Con chỉ yêu mình mà không yêu cha, cho nên mới làm thiệt hại cho cha để lợi cho mình; em chỉ yêu mình mà không yêu anh, cho nên mới làm thiệt hại cho anh để lợi cho mình; bề tôi chỉ yêu mình mà không yêu vua nên mới làm thiệt hại cho vua để lợi cho mình, như vậy gọi là loạn. Dù như cha mà không thương con, anh không thương em, vua không thương bề tôi thì thiên hạ cũng gọi là loạn. Cha chỉ yêu mình mà không yêu con, cho nên mới làm hại cho con để lợi cho mình; vua chỉ yêu mình mà không yêu bề tôi, cho nên mới làm hại bề tôi để làm lợi cho mình. Như vậy là do đâu? Đều do không yêu nhau mà ra cả.
 
Dầu cho đến đạo tặc trong thiên hạ thì cũng vậy: kẻ trộm chỉ yêu nhà mình mà không yêu nhà người khác cho nên mới ăn trộm của nhà khác để lợi cho mình; kẻ làm giặc chỉ yêu thân mình mà không yêu người khác nên mới hại người khác để lợi cho thân mình . Như vậy là do đâu? Đều do không yêu nhau mà ra cả.
 
Dù cho đến các quan đại phu làm loạn nhà nhau, các nước chư hầu đánh chiếm nước nhau thì cũng vậy; các quan đại phu chỉ yêu nhà mình mà không yêu nhà khác nên mới làm loạn nhà khác để lợi cho nhà mình; các vua chư hầu chỉ yêu nước mình mà không yêu nước khác cho nên mới đánh chiếm nước khác để lợi cho nước mình. Các việc loạn trong thiên hạ đều như vậy mà thôi. Xét nguyên do từ đâu, do không yêu nhau mà ra cả.
*
* *
III.
Nếu thiên hạ đều gồm yêu lẫn nhau, ai nấy đều yêu người như yêu thân mình thì còn kẻ bất hiếu nữa không? Coi cha anh và vua như thân mình thì còn kẻ bất hiếu? Còn kẻ bất từ nữa không? Coi con em và bề tôi như thân mình thì làm gì còn kẻ bất từ? Cho nên bất hiếu, bất từ sẽ không còn nữa. Còn trộm cướp không? Đã coi nhà người như nhà mình thì còn ai ăn trộm nữa? Đã coi thân người như thân mình thì còn ai ăn cướp nữa? Cho nên sự ăn trộm với ăn cướp sẽ không còn nữa. Còn có đại phu làm loạn nhà nhau, vua chư hầu đánh chiếm nước nhau nữa không? Coi nhà người như nhà mình thì còn ai làm loạn nhà nhau? Coi nước người như nước mình thì còn ai đánh chiếm nước nhau? Cho nên cái nạn đại phu làm loạn nhà nhau, chư hầu đánh chiếm nước nhau sẽ không còn nữa.
Nếu thiên hạ gồm yêu lẫn nhau, nước nọ với nước kia không đánh chiếm lẫn nhau, nhà này với nhà kia không làm loạn lẫn nhau, trộm cướp không có, vua tôi, cha con đều hiếu từ, như thế thì thiên hạ trị. Cho nên bậc thánh nhân trị thiên hạ, không thể không cấm chỉ sự ghét nhau mà khuyến khích sự yêu nhau. Cho nên thiên hạ gồm yêu lẫn nhau thì trị, mà ghét lẫn nhau thì loạn. Cho nên thầy Mặc tử bảo: “Không thể không khuyến khích người ta yêu nhau” là vì vậy.