Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần thể danh thắng Tràng An”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 252:
Các lễ hội được mở hàng năm trong quần thể di sản thế giới Tràng An tiêu biểu nhất phải kể tới 3 lễ hội lớn nhất ở [[Ninh Bình]] hiện nay là [[lễ hội Hoa Lư]], [[lễ hội Tràng An]] và lễ hội [[chùa Bái Đính]].
 
Lễ hội [[chùa Bái Đính]] là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất [[cố đô Hoa Lư]] tỉnh [[Ninh Bình]]. [[Lễ hội chùa Bái Đính]] gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh [[Lý Quốc Sư|Nguyễn Minh Không]], lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh [[Lâm Cung Thánh Mẫu|Mẫu Thượng Ngàn]].<ref name="chuabaidinhninhbinh">[http://www.chuabaidinhninhbinh.vn/van-hoa-va-nghi-le-phat-giao.html Văn hóa và nghi lễ phật giáo]. Giáo hội phật giáo Việt Nam. Truy cập ngày 22/01/2017</ref> [[Lễ hội chùa Bái Đính]] bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.<ref name="chuabaidinhninhbinh"/> Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do [[Nhà hát Chèo Ninh Bình]] đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của [[Đinh Tiên Hoàng|Đinh Tiên Hoàng Đế]] và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.<ref>[http://dulichlehoisense.com/le-hoi-chua-bai-dinh-n.html Lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình]. dulichhoisense.com. Truy cập ngày 22/01/2017</ref> Lễ hội chùa Bái Đính vừa có sự sùng bái tự nhiên, vừa thể hiện tín ngưỡng đạo Phật, đạo Mẫu lại có cả Nho giáo.<ref>[http://baoninhbinh.org.vn/news/44/2DC841/Le-hoi-chua-Bai-Dinh Lễ hội chùa Bái Đính], Hạnh Chi - Thế Minh, Báo Ninh Bình, 10/1/2010</ref>
 
[[Lễ hội Hoa Lư]] là một lễ hội cổ truyền diễn ra hàng năm để tôn vinh vị anh hùng dân tộc [[Đinh Bộ Lĩnh]] cùng quần thần đã xây dựng [[kinh đô Hoa Lư]], lập ra nhà nước [[Đại Cồ Việt]] và mở đầu thời kỳ độc lập, thống nhất lâu dài của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. [[Lễ hội Hoa Lư]] đã được xếp hạng là di sản văn hóa cấp quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức lễ hội theo nghi thức cấp nhà nước. [[Lễ hội Hoa Lư]] là lễ hội đã có lịch sử lâu đời, phản ánh đậm nét, sinh động về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của đức vua [[Đinh Tiên Hoàng]] và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Lê, Lý. [[Lễ hội Hoa Lư]] xưa được các vương triều phong kiến tổ chức trang trọng ở cấp Nhà nước. Hiện nay, [[lễ hội Hoa Lư]] vẫn là lễ hội có tầm ảnh hưởng lớn, bảo lưu được những yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc và đang hướng tới nâng cấp thành quốc lễ.
 
[[Lễ hội Tràng An]] diễn ra trong 3 ngày, từ 17 đến 19/3 âm lịch hàng năm để tôn vinh 2 vị thần Quý Minh và Cao Sơn trấn trạch [[Hoa Lư tứ trấn]] và các vua đầu nhà Trần đã lập ra [[hành cung Vũ Lâm]]. Phần lễ với nhiều nghi thức truyền thống được diễn ra trên sông như: rước nước, rước kiệu và rồng để tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn.<ref>[http://dantri.com.vn/van-hoa/ninh-binh-ron-rang-le-hoi-trang-an-20170415172928481.htm Ninh Bình: Rộn ràng lễ hội Tràng An]</ref> Các đoàn rước đi thành đoàn trên những chiếc thuyền, khởi đầu từ bến thuyền Tràng An đoàn đi dọc theo dòng [[sông Sào Khê]] rước nước qua [[hành cung Vũ Lâm]], đền Cao Sơn vào đền Suối Tiên và thực hiện các lễ tế tại đây.<ref>[http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/hang-nghin-nguoi-du-le-hoi-trang-an-ket-noi-di-san-201804292025532.htm Hàng nghìn người dự lễ hội “Tràng An kết nối di sản”]</ref> Lễ hội Tràng An trải qua hành trình trên sông nước qua các hang động hàng nghìn năm kiến tạo địa chất như: Hang Mây dài hơn 1&nbsp;km, hang Vạng, hang Đại La, hang Vân và các điểm di tích lịch sử đền Trình, đền suối Tiên, phim trường Kong: Skull Island, [[hành cung Vũ Lâm]].<ref>[https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/thu-tuong-danh-trong-khai-mac-le-hoi-trang-an-nam-2018-756914.vov Thủ tướng đánh trống khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2018]</ref> Phần hội là biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các trò chơi dân gian ở hai bên dòng sông trong suốt hành trình rước.
 
Ngoài ra, trong quần thể di sản thế giới Tràng An còn các lễ hội khác như Lễ hội đền Trần, Lễ hội đền Thái Vi,...
 
==Xem thêm==