Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Con côi nhà họ Triệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 39:
Không đơn thuần là một vở bi kịch lịch sử, ''Con côi nhà họ Triệu'' phản ánh tư tưởng của người Hán đương thời. Các nhà nghiên cứu chỉ ra tình tiết đáng chú ý: các vua [[nhà Tống]] người Hán - triều đại vừa bị [[nhà Nguyên]] của người Mông Cổ tiêu diệt - cũng mang họ Triệu, như đứa con côi trong vở kịch. Do đó, việc lựa chọn chủ đề này của Kỷ Quân Tưởng không phải là ngẫu nhiên. Việc gắng sức bảo tồn đứa con côi họ Triệu chính là thông điệp kêu gọi đấu tranh cứu nhà Tống, chống sự thống trị của người Mông<ref name="gt21">Lời giới thiệu vở Con côi họ Triệu của dịch giả, tr 21</ref>.
 
Xa hơn nữa, từ khi nhà Bắc Tống bị [[nhà Kim]] của người [[Nữ Chân]] đánh đuổi, phải bỏ trung nguyên chạy về Giang Nam, chuyện Trình Anh thời [[Xuân Thu]] "bảo tồn họ Triệu" đã lan rộng, ăn sâu trong tâm hồn người nhà Tống. [[Văn Thiên Tường]], vị trung thần nhà Tống chống Nguyên Mông tới cùng, đã từng viết những câu cảm khái: ''"Đọc truyện Trình Anh bảo vệ dòng họ Triệu, lòng dạ bối rối, nước mắt ướt đẫm khăn tay"''<ref name="gt22">Lời giới thiệu vở Con côi họ Triệu của dịch giả, tr 22</ref>.
 
Trình Anh trong vở kịch tiêu biểu cho những nhân vật chính diện, đấu tranh chống cái xấu, cái ác. Đồ Ngạn Giả tiêu biểu cho lực lượng phản diện. Hình ảnh tru diệt họ Triệu, giết hết không còn ai của Đồ Ngạn Giả trong tác phẩm phản ánh sự đàn áp tàn bạo của nhà Nguyên với người Hán đương thời<ref name="gt23">Lời giới thiệu vở Con côi họ Triệu của dịch giả, tr 23</ref>.
 
==Đến phương Tây==