Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn học Việt Nam thời Tiền Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 89:
Bài từ, ngoài cảm xúc chân tình, làm nên giá trị như đã nói trên, còn giàu ý nghĩa về thể loại. Vương lang quy là tác phẩm mở đầu cho thể tài từ khúc trong văn học cổ, một thể tài đang thăng hoa để trở thành danh ngữ Tống từ, tiếp nối Đường thi, Hán phú... Sư nước Việt ngâm Tống từ tiễn Tống sứ của nước Đại Tống. “Bài từ tiễn sứ Lý Giác nhà Tống, lời lẽ nõn nà, có thể vốc được” (Lê Quý Đôn). Tác phẩm quả thực có nhiều chữ hay, tứ đẹp, vừa lụa là gấm vóc, vừa tao nhã điển chương. Tất cả nhằm thể hiện ý hướng: dùng ngôn từ nghệ thuật chuyển tải đường lối bang giao hòa hợp Nam Bắc, một cách chân tình lịch lãm. Đường lối bang giao ấy là thừa nhận vai trò bá quyền chủ tể của Bắc triều Đại Tống và vị trí chư hầu, phiên quốc của nước Nam. Bảo vệ chính quyền tự chủ là bất di bất dịch, còn thần phục thiên triều thì có thể uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo, cập nhật, thậm chí giả vờ. Sứ mệnh chính trị bang giao của bài ca tiễn sứ đã được đại gia [[Khuông Việt]] thể hiện thành công.
 
Song, dầu Vương lang quy có là danh tác văn chương giàu ý nghĩa lịch sử đi nữa, thì người ta cũng khó đồng tình với Nhà văn - Giáo sư Trần Thanh Đạm, khi ông lấy bài này, sóng đôi với bài [[Quốc tộ]], xem đó là hai tuyệt tác mở đầu lịch sử văn học Việt Nam thời cổ của hai thiền sư thi sĩ thời này. (Xem Hai thiền sư thi sĩ mở đầu văn học cổ điển Việt Nam - Hồn Việt - Nxb. Văn học). Dựa vào tư liệu mà giới nghiên cứu cổ Việt Nam học, trong mươi năm gần đây phát hiện, tôiBùi Duy Tân cho rằng [[Quốc tộ (QT)]][[Nam quốc sơn hà (NQSH)]] mới là hai kiệt tác ngang qua một đời vua: [[Lê Đại Hành]].
 
Chiến tích anh hùng của cộng đồng quốc gia [[Đại Cồ Việt]] thời đại [[Lê Hoàn]], gắn với sự xuất hiện của một bài thơ huyền thoại: [[Nam quốc sơn hà]]. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhân đi tìm tác phẩm đầu tiên của văn học dân tộc, để phản bác một ngộ nhận: Bạch vân chiếu xuân hải - bài phú khoa Tiến sĩ thời Đường của Khương Công Phụ (người Việt gốc Hoa, đời thứ ba, thi đỗ lại trở về đất tổ, làm quan to, có lúc ngang Tể tướng thời Đường) là tác phẩm đầu tiên của văn học Việt, tôinhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã chú ý đến xuất xứ của bài thơ NQSH.[[Nam Vàoquốc cuộcsơn tìm kiếm đầy hứng thú chưa lâu, thì được cốhà]]. GS. [[Trần Quốc Vượng]] mách cho những dòng viết của GS. Hà Văn Tấn, trong bài Lịch sử, sự thật và sử học (Tổ Quốc - 401 - 1 - 1988) “Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng, cho đến nay mọi người dường như đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật”.
Ở thời này, đề tài tập trung vẫn là những tác phẩm viết về tâm tư, tình cảm của thế hệ Lê Hoàn đối với vận mệnh của đất nước, vận hội của non sông. Bác Hồ, trong Lịch sử nước ta đã viết:
 
"Lê Đại Hành nối lên ngôi,
Đánh tan quân Tống, đánh lui Chiêm Thành”.
 
Chiến tích anh hùng của cộng đồng quốc gia Đại Cồ Việt thời đại Lê Hoàn, thật tuyệt vời lại gắn với sự xuất hiện của một bài thơ huyền thoại: NQSH. Và điều này, với tư cách là người phát hiện, xin được trình bày cho rõ ngọn ngành.
 
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhân đi tìm tác phẩm đầu tiên của văn học dân tộc, để phản bác một ngộ nhận: Bạch vân chiếu xuân hải - bài phú khoa Tiến sĩ thời Đường của Khương Công Phụ (người Việt gốc Hoa, đời thứ ba, thi đỗ lại trở về đất tổ, làm quan to, có lúc ngang Tể tướng thời Đường) là tác phẩm đầu tiên của văn học Việt, tôi đã chú ý đến xuất xứ của bài thơ NQSH. Vào cuộc tìm kiếm đầy hứng thú chưa lâu, thì được cố GS. Trần Quốc Vượng mách cho những dòng viết của GS. Hà Văn Tấn, trong bài Lịch sử, sự thật và sử học (Tổ Quốc - 401 - 1 - 1988) “Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng, cho đến nay mọi người dường như đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật”.
 
Tạm quên ấn tượng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ, để vô tư thâm nhập vào kho sách Hán Nôm, tìm kiếm những tư liệu ghi chép bài thơ, tên bài thơ, các tình tiết có liên quan đến bài thơ. Nhờ viện trợ của đồng nghiệp, thân hữu, trong một thời gian ngắn, tôi đã có được khoảng ba chục văn bản hữu quan, thuộc các loại sách lịch sử, địa lý, truyện ký, thơ ca... và nhiều thần tích, thần phả truyền thuyết dân gian. Quan sát các văn bản này, thấy rõ nhiều điều: