Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn học Việt Nam thời Tiền Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 94:
:“Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng, cho đến nay mọi người dường như đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật”.
 
Qua xuất xứ<ref>Các nội dung trêndưới đây đã được viết thành dăm bảynhiều bài, đăng tải trên hàng chụcnhiều sách báo, tạp chí (Xưa & Nay, Nghiên cứu văn học, Tạp chí Hán Nôm, Văn hóa dân gian, Thế giới mới, Văn nghệ, Văn hiến Hà Nội, Lý Công Uẩn và Vương triều Lý, Khảo và luận, Từ điển tác gia - tác phẩm, Hợp tuyển văn học trung đại, Sách giáo khoa Văn học 9, Tư liệu văn học 10 v.v...), soạn thành giáo án giảng giải ở hàng trăm giảng đường đại học và cao học, cấu tạo thành lời cho nhiều hội thảo, nhiều cuộc chuyện trò, trao đổi... Tất cả đều một kết luận: NQSHNam quốc sơn hà là bài thơ thần, vô danh, không phải của Lý Thường Kiệt như đã ngộ nhận. Kết luận này tuy khoa học, và không kém phần thuyết phục, nhưng ngược lại một định luật, tuy không đúng nhưng từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức đại chúng, nhất là khi đất nước chống ngoại xâm, vì thế không dễ có ngay sự đồng thuận rộng rãi. Đành chờ đợi, chắc cũng chẳng bao xa, khi mà toàn bộ sách giáo khoa trung học bộ mới, cả sách lịch sử và ngữ văn đều đã khẳng định: NQSH là bài thơ thần, Lý Thường Kiệt có thể chỉ là người sử dụng bài thơ thần, để động viên quân sĩ xung trận mà thôi.</ref> bài [[Nam quốc sơn hà]] cho thấy:
Qua xuất xứ bài [[Nam quốc sơn hà]] cho thấy:
 
#Không có một văn bản nào ghi nhận Lý Thường Kiệt là tác giả, hoặc tương truyền là tác giả bài thơ.
#Tất cả các văn bản đều ghi nhận bài thơ là của thần. Thần đây là Trương Hống, Trương Hát, tướng lĩnh của [[Triệu Quang Phục]], bị Lý Phật Tử ép hàng, không chịu khuất phục, nên tự tử, trở thành phúc thần, được thờ phụng ở gần 300 ngôi đền ven các triền sông Cầu, sông Thương...
Hàng 101 ⟶ 102:
#Từ trong những văn bản đáng tin cậy trên đây, có thể thấy: ngộ nhận Lý Thường Kiệt là tác giả [[Nam quốc sơn hà]] của Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược xuất bản từ 1919-1920, là do tự ý, chứ không dựa vào bất kỳ một tư liệu Hán Nôm nào. Sau đó, hầu hết các học giả đều sai theo, cho mãi đến hết thế kỷ thứ XX, có Hoàng Xuân Hãn, Đặng Thai Mai hoài nghi.
 
Các nội dung trên đây đã được viết thành dăm bảy bài, đăng tải trên hàng chục sách báo, tạp chí (Xưa & Nay, Nghiên cứu văn học, Tạp chí Hán Nôm, Văn hóa dân gian, Thế giới mới, Văn nghệ, Văn hiến Hà Nội, Lý Công Uẩn và Vương triều Lý, Khảo và luận, Từ điển tác gia - tác phẩm, Hợp tuyển văn học trung đại, Sách giáo khoa Văn học 9, Tư liệu văn học 10 v.v...), soạn thành giáo án giảng giải ở hàng trăm giảng đường đại học và cao học, cấu tạo thành lời cho nhiều hội thảo, nhiều cuộc chuyện trò, trao đổi... Tất cả đều một kết luận: NQSH là bài thơ thần, vô danh, không phải của Lý Thường Kiệt như đã ngộ nhận. Kết luận này tuy khoa học, và không kém phần thuyết phục, nhưng ngược lại một định luật, tuy không đúng nhưng từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức đại chúng, nhất là khi đất nước chống ngoại xâm, vì thế không dễ có ngay sự đồng thuận rộng rãi. Đành chờ đợi, chắc cũng chẳng bao xa, khi mà toàn bộ sách giáo khoa trung học bộ mới, cả sách lịch sử và ngữ văn đều đã khẳng định: NQSH là bài thơ thần, Lý Thường Kiệt có thể chỉ là người sử dụng bài thơ thần, để động viên quân sĩ xung trận mà thôi.
 
Đến đây, cần tìmVề thời điểm xuất hiện của bài thơ NQSH cũng như truyền thuyết Trương Hống - Trương Hát, như một tác phẩm nhân gian truyền miệng. Tư liệu còn lại cho ta biết thần phù trợ người trừ tai ngữ hoạn nhiều lần, ở nhiều nơi vào những năm tháng khác nhau từ Ngô - Đinh - Lê xuống đến Lý - Trần. Song, thần trực tiếp đọc thơ âm phù đánh giặc ngoại xâm, thì chỉ có hai lần. Lần giúp Lý Thường Kiệt, nhiều người đã biết, lần giúp Lê Hoàn được kể như sau: Năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời Lê Đại Hành, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cầm đầu đạo quân xâm lược nước Nam. Đến sông Đại Than, hai bên đối lũy, cầm cự với nhau. [[Lê Đại Hành]] được mộng báo của thần Trương Hống - Trương Hát: “Nay quân Tống phạm cõi, làm khổ sinh linh nước ta, cho nên anh em thần đến yết kiến, xin nguyện cùng nhà vua đánh giặc để cứu sinh linh”. Canh ba đêm sau, trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng... hai đạo âm binh áo trắng, áo đỏ cùng xông vào trại giặc mà đánh. Quân Tống kinh hoàng. “Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng:
 
:“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
:Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
:Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
:Bạch nhẫn phiên thành phá trúc dư”
 
Dịch là:
 
:Núi sông nước Nam, vua nước Nam ngự trị
:Điều ấy trời đã định rõ trong sách trời
:Cớ sao giặc Bắc sang xâm lược
:Bay sẽ bị lưỡi gươm sắc chém tan như chẻ tre
 
Dịch thơ:
 
:Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự,
:Sách trời định phận rõ non sông.
:Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm.
:Bay hãy chờ gươm chém tả tơi.
(Dựa theo Ngô Linh Ngọc)
 
Quân Tống nghe thấy, xéo đạp vào nhau mà chạy tan... Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân, sai dân phụng thờ, huyết thực hưởng đời đời. (Lĩnh Nam chích quái - Trần Thế Pháp - Vũ Quỳnh - Kiều Phú).
 
Dựa vào tư liệu trên đây và nhiều văn bản truyền thuyết, thần tích được ghi chép lại trong có bài thơ thần NQSH, một số nhà nghiên cứu cho rằng bài thơ đã xuất hiện đầu thời tự chủ. Nhưng đầu thời tự chủ, cụ thể là thời nào? Chắc không phải là thời đã giành được chính quyền, nhưng vẫn tự xưng và tự phong là Tiết độ sứ từ Khúc Thừa Dụ (905 - 907) đến Dương Đình Nghệ (931 - 937). ChắcCũng chưakhông phải triều Ngô Quyền (938 - 965) đã xưng vương (939), thể hiện ý thức tự chủ, sánh ngang với các chư hầu của thiên triều, như dự đoán của cố GS. Bùi Văn Nguyên: “Bài thơ này có sắc thái dân gian, xuất hiện thời Ngô Quyền với trận Bạch Đằng thứ nhất. Về sau, Ngô Tuấn (tức Lý Thường Kiệt), dòng dõi Ngô Quyền nhắc lại bài đó ở trận sông Như Nguyệt. Ngô Sĩ Liên chép bài thơ này vào kỷ nhà Lý, nên có người thời sau tưởng là thơ Lý Thường Kiệt. Nên cần có cái tên cho bài thơ khuyết danh này, thì để Ngô Quyền, ông tổ của Ngô Tuấn có lẽ đúng hơn”. (Tổng tập văn học Việt Nam, T4. Nxb. KHXH, H. 1995, tr.22). Thậm chí cũng không thể là triều Đinh, dầu cho thời này, vua đã dám xưng là [[Đinh Tiên Hoàng]], sánh so ngang ngửa với Tần Thủy Hoàng ngày xưa và hoàng đế Trung Hoa cùng thời. Hơn nữa, thời này chưa có ngoại xâm lăm le ngoài cõi, chưa cần lời lẽ “tuyên ngôn”. Mà là ở thời Hoàng đế [[Lê Hoàn]], như PGS.TS. Trần Bá Chí khẳng định: NQSH là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định <ref>(Xem: Tạp chí Hán Nôm số 4-2003. Bài Về mấy bài Tuyên ngôn độc lập)</ref>. Nguyễn Thị Oanh trong một công trình nghiên cứu công phu, trên Tạp chí Hán Nôm (Số 1 - 2002), bài Về thời điểm ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà cũng chỉ ra rằng: bài thơ NQSH vốn xuất hiện thời [[Lê Hoàn]], như nhiều sách Lĩnh Nam chích quái đã ghi chép, nhưng nhà sử học [[Ngô Sĩ Liên]], theo quan điểm Nho giáo chính thống, ghét cái vô luân của [[Lê Hoàn]], ưa lòng trung nghĩa của Lý Thường Kiệt, nên đã đem thơ thần phù trợ vua Lê gán cho phù trợ tướng Lý; nay nên trả bài thơ về cho sĩ dân thời đại [[Lê Hoàn]].
 
Bổ sung vào cách nhìn trên, trộm nghĩ nên là cách nhìn dưới góc độ văn hóa nhất là văn hóa tâm linh của thời đại Lê Hoàn, có phần đã khác với thời đại Lý Thường Kiệt sau hàng trăm năm. NQSH trong truyền thuyết Trương Hống - Trương Hát là tác phẩm có tính chất tập thể, truyền miệng. Sự hình thành tác phẩm là một quá trình, dõi theo hướng thời gian tiệm tiến. Quá trình ấy đi từ huyền đến thực, từ mộng mơ đến thực tiễn, qua cả người ghi chép. Quá trình ấy cũng thể hiện rõ, qua cách thần đọc thơ phù trợ Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt. Thần ở cõi hư tiếp xúc với Người (Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt) ở cõi thực, đã giảm dần chất siêu nhiên, linh dị, sắc thái huyền ảo, trước mung lung, nồng đượm, sau nổi nênh, nhòa nhạt, hư thực dường phân. Có cảm giác cả thiên truyền thuyết trong Lĩnh Nam chích quái chỉ để viết về huyền thoại thần điều âm binh, đọc thơ phù trợ Lê Hoàn đánh giặc. Trong truyền thuyết, không khí thần kỳ linh dị mung lung, huyền bí, thấm đậm bao trùm, hư thực ảo huyền, âm dương hỗn độn, thần người ứng chiến, thế trận ầm trời dậy đất, mưa to gió lớn đùng đùng... Còn truyền thuyết trong Việt điện u linh và Đại Việt sử ký toàn thư thì tình tiết thần đọc thơ âm phù Lý Thường Kiệt chỉ còn là một phiến đoạn, bị đẩy xuống đáy truyện, hoặc để ở cước chú, với chỉ vài câu rằng; đến đời Lý Nhân Tông, quân Tống sang xâm lược, Lý Thường Kiệt lập trại ven sông chống giữ. Một đêm quân sĩ trong đền nghe được tiếng thần ngâm thơ: Nam quốc sơn hà... Rồi quả nhiên quân Tống bị thua phải rút về nước... Tình tiết linh dị, thần kỳ của truyền thuyết bị tước bỏ, không khí huyền thoại loãng nhạt. Nếu nói như F. Hêghen: “Huyền thoại như là một giàn giáo nâng đỡ lịch sử. Nếu chúng ta cố tình gỡ bỏ giàn giáo đó, thì toàn bộ lịch sử sẽ bị đổ sụp” (Dẫn lại bài: Tư tưởng - Thế giới mới 557 - 22/3-2005 - tr.108). Giàn giáo huyền thoại thần đọc thơ phù trợ Lê Hoàn đánh giặc còn rõ dạng hình, đến Lý Thường Kiệt đã bị gỡ bỏ dần, theo tư duy duy lý của Nho gia; không nói đến: “quái, lực, loạn, thần”. Coi NQSH cũng như truyền thuyết lịch sử Trương Hống - Trương Hát xuất hiện vào thời Lê Hoàn, là một dự đoán giàu sức thuyết phục. Với tư liệu hiện nay, một kết luận như thế là tối ưu. NQSH được coi như bản tuyên ngôn độc lập, vừa khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, ngôi vị Nam đế, vừa thể hiện niềm tin ta thắng, địch thua, dựa vào thiên lý và chính nghĩa, là chủ đề của bài thơ, cũng là sự thăng hoa của tinh thần dân tộc thời diệt Tống bình Chiêm của triều đại Lê Đại Hành. Nhận định như thế là phù hợp với quy luật và tiến trình phát triển văn hoá, văn học, của lịch sử dân tộc.