Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn học Việt Nam thời Tiền Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
#Văn học yêu nước.
 
==Tác phẩm==
===Thơ sấm===
Thời này được xem là “vỡ tổ sấm ký” (Nguyễn Đổng Chi). Người xưa quan niệm sấm là những điều hiện ra, bày ra trước (Sấm giả - triệu dã); sấm lấy quỷ quyệt khéo léo làm lời nói kín, dự đoán lành dữ (Sấm giả, quỉ vi ẩn ngữ dự quyết cát hung). Sấm thời này là sản phẩm của thiền sư, đạo sĩ, nho giả, mỗi người đều có ý đồ riêng khi tung ra những lời sấm, mỗi người đều có phần hiếu sự khi mượn lời thần bí báo trước sự cố cho rằng có ý nghĩa đổi đời sẽ xảy ra, nhưng phần chắc lại là khẳng định những biến cố đã xuất hiện. Nói thế vì sấm có thể có những câu báo trước, nhưng hầu hết lại được đặt ra khi đã xuất hiện các nhân vật và sự kiện lịch sử hữu quan. Câu sấm vào loại sớm thời này là:
 
Hàng 44 ⟶ 46:
Sấm cho ta biết một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo của cộng đồng, lý tưởng muôn đời của dân tộc: muốn có thánh đế minh vương để an nguy trị loạn. Sự phồn thịnh của sấm thi, sấm ngữ, là nét đặc biệt của tinh thần thời đại.
 
===Văn chương bang giao===
Với tinh thần tự chủ, tự cường, triều đại [[Lê Đại Hành]] còn có danh tác của văn chương bang giao. Văn học bang giao thời này mở đầu bằng một giai thoại Lý Giác, sứ thần nhà Tống sang ta năm 987, bẻ bai hai câu thơ trong bài Vịnh nga của Lạc Tân Vương, để đùa anh lái đò Pháp Thuận:
 
Hàng 95 ⟶ 98:
Vương lang quy dù có là danh tác văn chương giàu ý nghĩa lịch sử, thì người ta cũng khó đồng tình với Nhà văn - Giáo sư Trần Thanh Đạm, khi ông lấy bài này, sóng đôi với bài [[Quốc tộ]], xem đó là hai tuyệt tác mở đầu lịch sử văn học Việt Nam thời cổ của hai thiền sư thi sĩ thời này. (Xem Hai thiền sư thi sĩ mở đầu văn học cổ điển Việt Nam - Hồn Việt - Nxb. Văn học). Dựa vào tư liệu mà giới nghiên cứu cổ Việt Nam học, trong mươi năm gần đây phát hiện, Bùi Duy Tân cho rằng [[Quốc tộ]] và [[Nam quốc sơn hà]] mới là hai kiệt tác ngang qua một đời vua: [[Lê Đại Hành]].
 
===Nam quốc sơn hà===
Chiến tích anh hùng của cộng đồng quốc gia [[Đại Cồ Việt]] thời đại [[Lê Hoàn]], gắn với sự xuất hiện của một bài thơ huyền thoại: [[Nam quốc sơn hà]]. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhân đi tìm tác phẩm đầu tiên của văn học dân tộc, để phản bác một ngộ nhận: Bạch vân chiếu xuân hải - bài phú khoa Tiến sĩ thời Đường của Khương Công Phụ (người Việt gốc Hoa, đời thứ ba, thi đỗ lại trở về đất tổ, làm quan to, có lúc ngang Tể tướng thời Đường) là tác phẩm đầu tiên của văn học Việt, nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã chú ý đến xuất xứ của bài thơ [[Nam quốc sơn hà]]. GS. [[Trần Quốc Vượng]] mách cho những dòng viết của GS. [[Hà Văn Tấn]], trong bài Lịch sử, sự thật và sử học<ref>(Tổ Quốc - 401 - 1 - 1988)</ref>
:“Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng, cho đến nay mọi người dường như đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật”.
Hàng 135 ⟶ 139:
NQSH được coi như bản tuyên ngôn độc lập, vừa khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, ngôi vị Nam đế, vừa thể hiện niềm tin ta thắng, địch thua, dựa vào thiên lý và chính nghĩa, là chủ đề của bài thơ, cũng là sự thăng hoa của tinh thần dân tộc thời phá Tống - bình Chiêm của triều đại [[Lê Đại Hành]]. Nhận định như thế là phù hợp với quy luật và tiến trình phát triển văn hoá, văn học, của lịch sử dân tộc.
 
===Quốc tộ===
Kiệt tác thứ hai, ở triều đại Hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư [[Pháp Thuận]], danh gia đã đề cập tới ở phần trên, khi tiếp sứ Lý Giác. Theo Thiền uyển tập anh, tác phẩm duy nhất còn giữ lại được văn bản bài thơ, thì [[Đỗ Pháp Thuận]] (915-990) học rộng, có tài văn thơ, lời nói phần nhiều hợp với sấm ngữ. “Trong buổi đầu, khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, sư có công dựng bàn, hoạch định sách lược. Khi thiên hạ thái bình, sư không nhận chức của triều đình phong thưởng. Vua [[Lê Đại Hành]] lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên mà gọi Đỗ Pháp sư, thường ủy thác cho sư các công việc văn hàn... Vua từng hỏi sư về vận nước ngắn dài, sư đáp: