Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tranh chấp chủ quyền Biển Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 5:
 
==Bối cảnh==
[[File:South China Sea Claims and Boundary Agreements 2012.jpg|425px|thumb|Các đường bờ biển và hiệp định.]]
Các tranh chấp chủ quyền trên [[Biển Đông]] giữa các quốc gia trong khu vực diễn ra từ sau [[chiến tranh thế giới thứ hai|Thế Chiến 2]]. Ban đầu các quốc gia tranh chấp vì vị trí chiến lược của [[Biển Đông]].<ref>Kuang-ming Jih-pao (Canton) 24 Nov. 1975 p.2, cited in Samuels, trang 44 và trang 139.</ref>. Đối với [[Trung Quốc]], Biển Đông nói chung cũng như quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng do nằm giữa [[Ấn Độ Dương]][[Thái Bình Dương]] là một vùng chiến lược quan trọng, là cổng của lục địa Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài.<ref>Kuang-ming Jih-pao (Canton) 24 Nov. 1975 p.2, cited in Samuels, trang 139.</ref>.
Đối với [[Nhật Bản]] thì Biển Đông là con đường giao thông huyết mạch, không chỉ với [[Đông Nam Á]] mà cả với [[Trung Đông]][[châu Âu]]. Nền [[kinh tế Nhật Bản]] gắn liền với sự giao thông này." <ref>"Oil Drives Territorial Dispute in South China Sea", International Herald Tribunes, 4/24/1995.</ref><ref>"Creeping Irredentitism in the Spratly Islands", Luân Đôn: The International Institute for Strategic Studies, March 1995, Strategic Comments.</ref>. Vì lợi ích chiến lược, trong Thế Chiến 2 Nhật đã cho xây căn cứ tàu ngầm tại [[Ba Bình|đảo Ba Bình]] trong quần đảo Trường Sa.{{fact|date=7-2014}}
 
Sau khi [[Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển]] năm [[1982]] quy định về [[Vùngvùng đặc quyền kinh tế]] thì tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là đánh cá và khai thác [[dầu khí]] là nguyên nhân bổ sung cho mục đích tranh chấp.<ref>Paul McDonald "Scrambling for Oil in Asia". The World Today (October 1992), trang 174-175; Chang Pao-Min, "A New Scramble for the South China Sea islands", Comtemporary Southeast Asia 12,1 (June 1990) trang 20-39.</ref>
Theo Bộ Tài nguyên, Địa chất Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ ở [[Biển Đông ước]] khoảng 17,7 tỷ tấn, <ref>[http://scholarbank.nus.edu.sg/bitstream/handle/10635/15352/MASHAOHUATHESIS.pdf?sequence=1CHINA’S MULTILATERALISM AND THE SOUTH CHINA SEA CONFLICT: QUEST FOR HEGEMONIC STABILITY?]</ref>, so với trữ lượng 13 tỷ tấn của [[Kuwait]].
Ngày [[11 tháng 3]] năm [[1976]], lần đầu tiên công ty dầu [[Philippines]] phát hiện một mỏ dầu ngoài khơi đảo [[Palawan]]. Mỏ dầu này đang cung cấp 15% lượng dầu mỏ tiêu thụ hàng năm ở Philippines.{{fact|date=7-2014}} Một số nguồn khác cho rằng trữ lượng dầu mỏ xác minh trong Biển Đông là 7,5 tỷ thùng .<ref>[http://www.globalsecurity.org/military/world/war/spratly-oil.htm South China Sea Oil and Natural Gas]</ref>.
Trung Quốc gọi Biển Đông là "[[vịnh Ba Tư]] thứ hai". Tập đoàn Khai thác dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) dự tính chi 200 tỷ [[nhân dân tệ]] (tương đương 30 tỷ đô la Mỹ) trong vòng 20 năm để khai thác [[dầu khí]] trên khu vực Biển Đông, với độ sâu lên đến 2000 mét trong 5 năm tới với sản lượng khai thác 25 triệu tấn dầu và khí.<ref>[http://special.globaltimes.cn/2011-04/645909.html Oil bonanza in South China Sea]</ref>.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia dầu khí [[phương Tây]] hoài nghi con số dự báo của Trung Quốc về trữ lượng dầu khí ở [[Biển Đông]], tập trung chủ yếu ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như không tính đến trữ lượng có thể khai thác thương mại.<ref>Mark. J Valencia, "China and South China Sea Disputes:
Claims and Potential Solutions in the South China Sea,", Adelphi paper 298, (Oxford University Press,
Oxford, 1995).</ref><ref>"Summary of World Broadcast: Far East", ngày 5 tháng 9 năm 1994, No. 2094; Far
Eastern Economic Review, ngày 1 tháng 6 năm 1995.</ref><ref>Craig Snyder, "The Implications of Hydrocarbon Development in the South China Sea,", International Journal, LII: 1, 144.</ref>
 
Tuy nhiên, không quốc gia nào trong số các quốc gia tuyên bố chủ quyền cácở [[quần đảo Trường Sa]] tiến hành khai thác tài nguyên trên quy mô lớn để tránh gây ra một cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, các công ty dầu quốc tế vẫn chưa được thực hiện các cam kết và hy vọng rằng các tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết.
 
Các cơ hội đánh bắt cá phong phú cũng là một động lực cho yêu sách chủ quyền. Năm [[1988]], [[Biển Đông]] chiếm 8% sản lượng đánh bắt trên thế giới, một con số đó đã tăng lên đáng kể từ đó.{{fact|date=7-2014}} Đã có nhiều vụ đụng độ của các tàu [[Trung Quốc]] với tàu của ngư dân [[Việt Nam]][[Philippines]] trong khu vực [[Biển Đông]]. Trung Quốc tin rằng giá trị thu được từ việc đánh bắt cá và dầu từ biển tăng lên đến 1.000 tỷ [[đô la Mỹ]].
 
Khu vực này cũng là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất trên thế giới. Trong những năm 1980, ít nhất 270 tàu chở hàng chạy qua khu vực mỗi ngày. Hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển hàng năm của thế giới đi qua [[eo biển Malacca]], [[eo biển Sunda]], và [[eo biển Lombok]], với đa số các tàu này tiếp tục hành trình vào [[Biển Đông]]. Lượng [[tàu chở dầu]] đi qua [[eo biển Malacca]] để vào Biển Đông nhiều hơn 3 lần số tàu loại này qua [[kênh đào Suez]], hơn 5 lần số lượt loại tàu này qua [[kênh đào Panama]].<ref>{{Chú thích web |url=http://www.globalsecurity.org/military/world/war/spratly-ship.htm |tiêu đề=South China Sea Oil Shipping Lanes }}</ref>
 
== Tuyên bố lãnh hải ==