Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Mùa Xuân 1975”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 473:
Để đảm bảo chắc thắng trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đưa thêm Quân đoàn 1 ([[Quân đoàn 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Binh đoàn Quyết thắng]]), gồm các sư đoàn 312 và 320B cơ động bằng đường biển và đường không vào chiến trường. Sư đoàn 308 (còn gọi là [[Sư đoàn 308, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Sư đoàn Quân Tiên phong]]) [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] được để lại để bảo vệ miền Bắc.<ref>Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2003). tr. 57.</ref>
 
Xung quanhquân Giải phóng miền nam chịu nhiều tổn thất suốt từ khi nổ súng đến lúc vây Sài Gòn, quânsong Giảikhông phóngcản miềnnổi nambước tiến mãnh liệt của họ. Xung quanh Sài Gòn, họ đã tập trung tất cả những lực lượng mạnh nhất của mình, gồm 270.000 quân chủ lực và lực lượng vũ trang hình thành tại chỗ, để chuẩn bị cho trận chiến mà họ tin chắc là sẽ đem đến toàn thắng cho cuộc đấu tranh kéo dài 30 năm của đất nước.
 
Tại khu vực xung quanh Sài Gòn, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đã có 13 đơn vị cấp sư đoàn và các lữ đoàn, trung đoàn độc lập của các binh chủng bộ binh, pháo binh, thiết giáp, phòng không, đặc công, công binh... Tất cả lực lượng này có quy mô tương đương một tập đoàn quân với bốn quân đoàn và một đơn vị tương đương quân đoàn (các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232), được bố trí thành 5 hướng tấn công chính vào Sài Gòn. Ngay từ ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]] đã chính thức đặt tên cho chiến dịch này là [[Chiến dịch Hồ Chí Minh]]<ref>Điện số 37/TK ngày 14 tháng 4 năm 1975 của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam. ''Dẫn theo'' Văn Tiến Dũng. Đại thắng mùa Xuân 1975. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1976. trang 107.</ref>. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra chỉ vẻn vẹn trong 4 ngày từ ngày [[26 tháng 4]] (giải phóng quận Củ Chi) đến khi các đơn vị của Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) và lữ đoàn xe tăng 203 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] chiếm được Dinh Độc Lập và [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa]] [[Dương Văn Minh]] tuyên bố đầu hàng không điều kiện ngày [[30 tháng 4]] năm 1975.
[[Hình:Vietnamese UH-1 pushed over board, Operation Frequent Wind.jpg|nhỏ|phải|220px|Trực thăng UH-1 của Việt Nam Cộng Hòa bị ném xuống biển sau khi di tản ra tàu sân bay Mỹ]]
17 giờ ngày 26 tháng 4, pháo binh tầm xa của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] bố trí tại Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Tân Phước Trung, Mỹ Hạnh, Việt Cần, Nhơn Trạch đã bắn vào các mục tiêu: Căn cứ quân sự Đồng Dù, Căn cứ quân sự Bến Lức, Căn cứ quân sự Long Thành, trận địa pháo binh QLVNCH ở Thành Tuy Hạ, Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH... trong hơn một giờ. Bộ binh [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] có xe tăng-thiết giáp yểm hộ đồng loạt tiến quân trên hướng Đông và Đông Bắc Sài Gòn. Đến ngày [[27 tháng 4]] tất cả các lực lượng ở các hướng còn lại cũng phát động tiến công.<ref>Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Tập VIII. tr. 407, 412-413.</ref>