Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tả Thanh Oai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → , {{Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì}} → {{Đơn vị hành chính thuộc huyện Thanh Trì}}, removed: Thể loại:Xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì using AWB
Dòng 74:
Dân làng Siêu Quần xưa kia chủ yếu làm ruộng, song đa phần ruộng ở đây là chiêm trũng, hàng năm thường bị úng ngập bởi nước lũ sống Nhuệ nên năng suất lúa thấp và bấp bênh. Năm 1939, chính quyền thuộc địa Pháp cho nắn đoạn sông Nhuệ, từ địa phận của làng xuống làng Đan Nhiễm (huyện Thường Tín), làm cho đồng ruộng của làng cùng 16 làng khác trong vùng tiêu nước dễ hơn, nạn úng lụt đã giảm đáng kể. Đến năm 1942, người Pháp lại cho đào con máng từ Gò Quán làng Vĩnh Thịnh (xã [[Đại Áng]]) xuống cống Hai Cửa giáp làng Siêu Quần, để hạn chế thêm nạn úng lụt<ref name="TTO4"/>.
 
Đình làng Siêu Quần thờ hai vị thành hoàng cùng nhị vị phu nhân<ref name=":0" />.
 
Vị thần thứ nhất là Hổ Lang Đại vương [[Trịnh Khả]] và Diệu La công chúa<ref name=":0" />. [[Trịnh Khả]] - người xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông là một trong 18 người có mặt tại [[Hội thề Lũng Nhai]] của [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] (năm Bính Thân - 1416), sau lập được nhiều chiến công trong việc đánh đuổi giặc Minh. Khi Lê Lợi lên ngôi (Lê Thái Tổ, 1428), ông được phong Hổ Vệ tướng quân, Thượng trụ quốc, Bình chương quân quốc trọng sự, khắc biển công thần. Về sau (năm 1451), do bị gian thần gièm pha, ông và cả con trai là Trịnh Bá Quát bị giết. Đời [[Lê Thánh Tông]] (1460 - 1497) được minh oan, trả lại quan tước, phong làm Phúc thần. Việc làng Siêu Quần thờ Trịnh Khả là do dân từ Sóc Sơn (Thanh Hóa) chuyển cư ra, đem theo cả thành hoàng ở làng gốc<ref name="TTO4" />.
 
Vị thần thứ hai là Đông Hải Đại Vương [[Nguyễn Phục]] và Quý Minh phu nhân<ref name=":0" />. [[Nguyễn Phục]] (? - 1470), ông là người xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh [[Hải Dương]], đỗ Hoàng giáp khoa Quý Dậu, niên hiệu Thái Hòa đời Vua [[Trần Nhân Tông]] (1453), làm quan đến chức Hàn lâm viện kiêm Vương phó (thầy dạy các vương tử). Năm Canh Dần (1470), Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, Nguyễn Phục được cử giữ chức Đốc lương (đốc suất vận chuyển lương thực). Đến cửa biển Tư Dung (gần thành phố Huế hiện nay), bị gió bão, thuyền lương đến chậm, Lê Thánh Tông nổi giận nên ông bị chém. Về sau, Vua biết ông bị oan, đã phong ông làm Phúc thần, nhiều làng xã vùng biển Tư Dung và ngoài Bắc thờ ông. Các triều vua về sau đều phong ông là "Đông Hải đại vương, Thượng đẳng thần". Việc làng Siêu Quần thờ ông là do có một bộ phận cư dân Huế từng thờ ông ở quê gốc chuyển cư ra đây<ref name="TTO4" />.
Dòng 83:
{{Tham khảo}}
 
{{DanhĐơn sáchvị xã,hành thị trấnchính thuộc huyện Thanh Trì}}
 
[[Thể loại:Làng Hà Nội]]
[[Thể loại:Xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì]]