Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 227:
Ngay sau khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại đồng bằng sông Cửu Long tan rã và đầu hàng [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]], từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 5 năm 1975, chính quyền Khmer đỏ đã lợi dụng "khoảng trống về quyền lực" tại các địa phương trên khu vực biên giới giữa các tỉnh [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], [[Châu Đốc]] của Việt Nam giáp với các tỉnh Takeo và Campot của Campuchia, sử dụng quân chính quy mở các cuộc tấn công lấn chiếm nhiều địa điểm của Việt Nam. Đặc biệt là khu vực Ba Chúc (huyện Tri Tôn), Phú Cường, Phú Hiệp (huyện Tịnh Biên), thị xã Châu Đốc, huyện lỵ An Phú; quân Khmer đỏ đã sát hại trên 500 thường dân Việt Nam, kể cả một số cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã buông súng, rời bỏ quân ngũ; bắn vào những thường dân Việt Nam từ Campuchia chạy trốn khỏi chế độ Khmer đỏ về Việt Nam. Tại Tây Ninh, quân Khmer đỏ cũng tấn công lấn chiếm nhiều địa điểm tại Xa Mát, Ta Nốt, Lò Gò (huyện Tân Biên), Phước Thạnh, Phước Tân, (huyện Châu Thành), Cây Me, Mộc Bài (huyện Bến Cầu) sát hại hàng trăm thường dân Việt Nam.<ref>Grant Evans - Kelvin Rowley. sđd. trang 114-115.</ref><ref>Lịch sử Cục tác chiến. trang 610.</ref>
 
Song song với các chiến dịch chiếm lại các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Polou Wai, quần đảo Nam Du trên Vịnh Thái Lan., Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã sử dụng sư đoàn 4 bộ binh được tăng cường trung đoàn hải quân đánh bộ 101 từ Bộ tư lệnh hải quân mở cuộc phản công đẩy lùi quân Khmer đỏ. Ngày 7 tháng 5, giải phóng Châu Đốc. Đến đầu tháng 6, các đơn vị này đã giải phóng toàn bộ khu vực biên giới thuộc tỉnh An Giang bị quân Khmer đỏ lấn chiếm; loại khỏi vòng chiến đấu một tiểu đoàn quân chính quy Khmer đỏ, thu giữ một khẩu pháo 105&nbsp;mm, hai khẩu súng cối 82 và 60&nbsp;mm, tám đại liên 12,7&nbsp;mm, hơn 40 súng bộ binh các loại. Sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ, các đơn vị này đã tổ chức rào dây thép gai trên 40&nbsp;km đường biên giới và bố trí phòng thủ tại chỗ đề phòng quân Khmer đỏ tiếp tục lấn chiếm.<ref>Lịch sử lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (1965-2005). trang 37.</ref>
 
== Kết quả ==