Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 47803697 của 2001:EE0:41A1:E8CF:20BE:D33A:23BD:CFA (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 43:
Sách [[Đại Việt sử ký toàn thư]] chép, năm [[1044]], tháng 9 ''Vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (Hồ Tây) lấy con voi nhà của Chiêm Thành làm mồi dử voi rừng vào trong ấy, vua thân đến bắt''<ref name="hanoimoi.com.vn"/><ref>Đại Việt sử ký toàn thư, nxb Văn Hóa thông tin, 2004, trang 310</ref>
 
Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực [[chùa Kim Liên]], điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu [[chùa Trấn Quốc]]. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua [[Lý Thần Tông]]. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này.
 
Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời [[nhà Trần]]. Công chúa Túc Trinh con Vua [[Trần Thánh Tông]] (1258-1278) đã rời cung điện ra vùng Bắc Kinh thành Thăng Long rồi bỏ tiền phát chẩn, cấp giống vốn cho dân nghèo làm ăn sinh sống. '''Lúc đầu chỉ chiêu mộ được 10 nhân khẩu, thấy mảnh vườn bên sông vừa đẹp lại vừa tiện đi lại nên lập ấp nhỏ ở xứ Vườn, sau dân lập thành làng đặt tên là Cổ Nhuế viên''.
Người dùng vô danh