Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Züllichau”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n 1) Sửa lỡ ai đó tưởng trận này diễn ra trên sông Thị Vải, 2) tôi ưu tiên nguồn sách hơn là web, mời Sholokhov bổ sung thêm chú thích từ sách Nga vào cho phần "Trận đánh" và "Kết quả" !
Dòng 44:
==Trận đánh==
{{đang viết}}
VêđenTrung tướng Wedell nắm trong tay 30 tiểu đoàn bộ binh và 63 [[sư đoàn kỵ binh]], tổng cộng 27.400 người. Đối đầu với VêđenWedell là đại quân Nga của [[Pyotr Semyonovich Saltykov|Piốt Xêmiônôvích Xanticốp]] với 54 tiểu đoàn bộ binh, 46 đội (рот) bộ binh ném lựu đạn, 58 sư đoàn bộ binh chính quy, 3900 lính [[Kozak|Côdắc]], tổng cộng là 52.300 người với 188 đại bác. Như vậy là quân số Nga đông gấp đôi quân Phổ và số pháo của Nga thì gấp 3 lần.
 
Vị trí trận địa nằm giữa con suối Eyhmyulen và một ngôi làng với ba mặt (bắc, nam, tây) được rừng cây bao phủ. Paltsig nằm ở triền dốc phía tây của một ngọn đồi, triền phía đông chạy về suối Eyhmyulen và triền phía Nam hướng về lòng chảo Tsauhergrund. Suối Eyhmyulen rất sâu và ngập nước, binh sĩ chỉ có thể vượt suối bằng hai con đường: đi qua một chỗ cạn hoặc băng qua tại một cây cầu gần Grossmyule. Đứng từ cao điểm Paltsig thì không thể nhìn thấy cây cầu này được. Cao điểm Paltsig đóng một vai trò rất quan trọng trong trận đánh vì nó án ngữ con đường đi tới Shmideberg và đem lại thuận lợi lớn cho các đơn vị phòng ngự ở đây.
 
Trước trận đánh, 15 sư đoàn khinh kị binh và long kị binh của Phổ bắt đầu hành động trinh sát trận địa. Tuy nhiên quá trình trinh sát diễn ra khá cẩu thả, bản thân VêđenWedell tin tưởng chắc chắn rằng quân Nga sẽ không rời khỏi nơi đóng trại của mình ở Langmeyle. Vì vậy ông quyết định tấn công vào quân Nga tại vị trí trên con đường dẫn tới Krosen. Ông cũng dự định chiếm luôn các cao điểm Paltsig để ngăn không cho quân Nga giành được vị trí thuận lợi này. Tuy nhiên Xanticốp đã nhanh chân hơn VêđenWedell và vào 13 giờ Paltsig đã lọt vào tay người Nga.
 
Ngay khi vừa kiểm soát được Paltsig, quân Nga phát hiện ra rằng kẻ địch của họ cũng đang hành quân với ý định đánh chiếm đỉnh đồi. Xanticốp liền đưa hàng quân đầu tiên của sư đoàn [[Villim Villimovich Fermor|Phêmo]] lên phía trước, chiếm lĩnh Tsauhergrund và con đường dẫn tới bến phà ở suối Eyhmyulen. Cánh trái được trấn giữ bởi lực lượng trinh sát của [[Aleksandr Mikhailovich Golitsyn|Gôlítxưn]] và khinh kị binh của [[Gottlieb Heinrich Totleben|Totleben]]. Phòng tuyến thứ hai của quân Nga bao gồm các sư đoàn [[Aleksandr Nikitich Vilboa|Vilboa]], đội giáp binh [[Pyotr Dmitriyevich Yeropkin|Yeropkin]] và trung đoàn dự bị [[Thomas Demiku|Demiku]]. Pháo binh được chia làm 8 đội; trong đó 6 đội pháo trấn giữ ở cánh phải, nơi bị đe dọa nhiều nhất. Đến 14 giờ rưỡi thì việc chuẩn bị trận địa đã hoàn tất.
 
Quân Phổ vượt suối Eyhmyulen và đánh chiếm Shmideberg. Lúc này họ đã đứng trước trận địa của quân Nga. Cho rằng trước mặt mình chỉ là những đội tiên phong Nga ít ỏi, VêđenWedell tự tin hạ lệnh công kích vào các vị trí Nga ở hai cánh. Các tướng Phổ Manteuffel và Gyulzen sẽ chỉ huy cánh phải đập vào cánh trái Nga, còn cánh trái của Phổ do Shtutergeym chỉ huy sẽ đương đầu với cánh phải Nga. Đội kỳ binh Kanitsa sẽ mở một cuộc tập hậu vào sau lưng quân địch nhằm quét sạch quân Nga ra khỏi Paltsig. VêđenWedell tự tin đến mức ông không cho pháo binh hỗ trợ các cuộc công kích của Phổ.
 
VêđenWedell đã phải trả giá cho sự chủ quan của mình. Cánh phải của quân Phổ bị pháo binh Nga bắn cho bầm dập, các đợt tấn công của họ liên tiếp bị người Nga bẻ gãy và chịu thiệt hại lớn. Thành quả lớn nhất của cánh phải quân Phổ là một đợt công kích tuyệt vọng của Gyulzen vào trung tâm quân Nga, sự liều lĩnh và dũng cảm của người Phổ đã giúp họ phá vỡ được trận tuyến và tiến vào trung tâm trận địa. Tuy nhiên một trận ác chiến bằng lưỡi lê đã diễn ra và các lưỡi lê của người Nga đã chọc thủng mũi công kích này. Bản thân tướng Manteuffel cũng bị trọng thương. Còn đợt tấn công của Shtutergeym thất thất bại ngay lập tức: cánh trái quân Phổ bị pháo binh Nga lạnh lùng chặn đứng và họ buộc phải rút lui với thương vong nặng nề. Mưu kế của quân Phổ nhằm đánh lừa cánh trái quân Nga cũng bị Totleben phá hỏng ngay từ đầu. Lực lượng kỳ binh của Kanitsa cũng không tránh được sự đón đánh của các đội hậu binh Nga và đợt tập hậu cũng thất bại nốt. Không còn lo lắng gì về cánh trái nữa, Xanticốp điều quân qua cánh phải đối phó với Shtutergeym. Tại đây, người Phổ tung ra một nỗ lực cuối cùng và thu được chút thành công: đội giáp binh của Shorlemera đã áp đảo tuyến đầu của quân Nga và tiến đến phòng tuyến thứ hai. Tuy nhiên một trận đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê lại bùng nổ: cũng giống như trận đánh của Gyulzen, các binh sĩ Nga dưới sự chỉ huy của Yeropkin, Gaugrebena và Demiku (ông hy sinh trong trận đánh) đã chiến đấu dũng cảm và không cho phép Shorlemera tiến thêm một tấc đất nào. Các cuộc công kích của VêđenWedell đã bị chặn đứng một cách không thương tiếc. Cuối cùng, vào lúc 19 giờ, trận Züllichau kết thúc với chiến thắng toàn diện của người Nga.
 
==Kết quả==
Tổn thất của quân Phổ trong trận chiến thật sự thê lương. Theo Dorn và Engelmann, người Phổ mất 6800 binh sĩ (24,7 phần trăm lực lượng) còn người Nga là 4800 (9,2 %). Kersnovsky thì đưa ra con số 9-12 nghìn thương vong cho phía Phổ. Tuy nhiên, Xanticốp đã bỏ mất cơ hội truy kích tàn binh Phổ. Thay vào đó ông cho toàn quân nghỉ ngơi và tổ chức buổi lẽ mừng của theo đạo Cơ đốc trên ngọn đồi Shmideberg. VêđenWedell nhờ đó đã có thể tập hợp tàn binh vượt sang bờ Tây sông Oder cố thủ. Về phía mình, khi nghe tin thất trận từ VêđenWedell, Phriđrích Đại đế buộc phải vội vã điều đại binh lên phía Bắc và đích thân chỉ huy ba quân nghênh chiến với Xanticốp. Tuy nhiên sự thân chinh của nhà vua Phổ cũng không giúp quân đội của ông thoát khỏi thất bại ê chề và đầy thảm họa trong [[Trận Kunersdorf]] đẫm máu.
 
== Chú thích ==