Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Thế Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 66:
''Các nha môn trong ngoài hãy kính theo đó mà thi hành.</p>''</blockquote>
Bấy giờ, Anh Tông còn đang ở [[Nghệ An]], được tháp tùng bởi các hoàng tử Bách, Lựu, Ngạnh, Tùng. Trịnh Tùng sai bọn [[Nguyễn Hữu Liêu]] đem quân đuổi theo vào Nghệ An. Anh Tông thấy có quân đuổi theo, liền vội trốn vào ruộng mía, nhưng lại bị Nguyễn Hữu Liêu tìm thấy được. Hữu Liêu cùng mấy người quỳ lạy xuống nói:<ref name="CM, 660">
''[[Khâm Địnhđịnh Việt sử Thông giám Cương mục]]'', Quyển XXIX, tr. 660.</ref>
:''Xin bệ hạ mau mau vào cung! Để cho tôi con trong nước được thỏa ý mong muốn. Chúng tôi chẳng ai dám có ý gì khác''.
Họ bèn dùng bốn con voi đực đón Anh Tông hồi kinh. [[Trịnh Tùng]] sai quận Bảng [[Tống Đức Vị]] ngày đêm hầu ở bên nhà vua. Ngày 22 tháng giêng âm lịch, đi đến Lôi Dương. Đức Vị ngầm bức bách giết chết [[Lê Anh Tông|Anh Tông]], rồi vờ nói phao lên rằng là Anh Tông tự thắt cổ tự vẫn.<ref>''[[Việt Nam sử lược]]'', Quyển II, tr. 21.</ref>
 
Thế Tông lên ngôi, phong cho [[Trịnh Tùng]] làm Đô tướng tiết chế các doanh quân thủy quân bộ ở các xứ kiêm giữ việc quân việc nước quan trọng. Phàm các sự vụ cơ mật quốc gia đều tự Trịnh Tùng xử quyết trước rồi sau mới tâu. Trịnh Tùng lại dùng [[Vũ Công Kỷ]] làm hữu tướng, 3 người [[Hoàng Đình Ái]], [[Vũ Sư Thước]] và [[Nguyễn Hữu Liêu]] làm Thái phó, và phong cho [[Trịnh Đỗ]] làm Thái bảo Ngạn quận công, Hùng Trà hầu [[Hà Thọ Lộc]] là Lâm quận công. Trịnh Tùng cũng sai sứ mang sắc thư vào [[Thuận Hóa]] phong Đoan quận công [[Nguyễn Hoàng]] làm Thái phó, sai chứa thóc để việc phòng thủ nơi biên giới được đầy đủ, vững chắc. Còn tiền sai dư thì hàng năm phải nộp 400 cân bạc, 500 tấm lụa.<ref name="CM, 660"/><ref name="TT, 863">''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' (2009), quyển XVII, tr. 863.</ref>
 
Vào tháng 7 năm [[1573]], [[nhà Mạc]] lại đem quân đánh vào An Tràng. Quan quân bên Lê đều rút vào trong lũy để giả vờ tỏ ra là mình yếu. Quân Mạc lại đắp thêm lũy đất. Đến khi quân Mạc sắp sửa qua đò ở Đoạn Trạch, [[Trịnh Tùng]] tung thủy quân chia ra đánh. Quân Mạc bị thua nên phải tháo lui. Sang tháng 10, nhà vua cho [[Vũ Công Kỷ]] trở về trấn thủ Đại Đồng. Trước kia, Công Kỷ từ Đại Đồng vào yết kiến, đi đánh Mạc, nhiều lần lập được chiến công. Đến đây, triều đình cho rằng dân ở địa phương chưa được yên tĩnh, nên lại sai Công Kỷ quản lĩnh quân bản bộ trở về trấn thủ Đại Đồng.{{#thẻ:ref|Đại Đồng là trấn lỵ của trấn Tuyên Quang, nay là vùng [[thành phố Tuyên Quang]], [[tỉnh Tuyên Quang]].|group="Ghi chú"|name=""}}
 
Tháng 6 năm [[1574]], nhà Mạc sai tướng [[Nguyễn Quyện]] đánh vào Nghệ An. Các huyện Anh Đô, Diễn Châu của [[Nghệ An]] đều bị rơi vào tầm kiểm soát của nhà MặcMạc. Trấn thủ Nghệ An là [[Nguyễn Bá Quýnh]] sợ bóng gió, chạy trốn trước. Quận Hoành (không rõ tên) giao chiến với quân Mạc nhiều lần không có kết quả gì, lại thấy quân lính nhiều người bỏ trốn, Quận Hoành bèn cho người làm vòng sắt khóa chân quân lính vào thuyền. Quân Mạc đuổi đến, họ cũng không chịu đánh. Quận Hoành bèn bỏ thuyền lên bờ chạy trốn. Chạy đến châu [[Bố Chính]], thì Quận Hoành bị Nguyễn Quyện bắt về Kinh Ấp rồi bị giết. [[Trịnh Tùng]] nhân đó sai Tấn quận công [[Nguyễn Cảnh Hoan]] và Lai quận công [[Phan Công Tích]] đem quân đến cứu. Nguyễn Cảnh Hoan cầm cự với Nguyễn Quyện đến vài tháng thì Quyện rút lui, Trịnh Mô cũng thu quân về Thanh Hoa.<ref name="TT, 863"/>
 
Bấy giờ tuy nhà vua trên danh nghĩa là chủ nhưng thực tế thì [[Trịnh Tùng]] nắm hết mọi quyền trong ngoài, còn vua chỉ có hư vị. Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách và Lương quận công vì thấy Tùng quyền to quá, mới ngầm mưu sát hại. Rủi thay việc bại lộ, cả mấy người đều bị bắt hạ ngục để xử tội. Vợ của [[Trịnh Kiểm]] là Nguyễn thị, tức mẹ [[Trịnh Tùng]], ra sức cứu gỡ, mấy người mới được khỏi tội, nhưng bị tước quyền.<ref name="TT, 863"/>
 
Quân Mạc nhiều lần nam tiến, thanh thế rất mạnh. Tướng nhà Mạc là Nguyễn Quyện, tháng 8 năm [[1575]] bắt được Phan Công Tích, đến năm sau lại bắt được tướng giỏi nhà Lê là [[Nguyễn Cảnh Hoan]].<ref name="TT, 864">''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' (2009), quyển XVII, tr. 864-65.</ref>
 
Năm [[1577]], đặt Chế khoa chọn người tài. Sau chọn được Lê Trạc Tú cùng hai người khác: người đỗ đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân, Hồ Bỉnh Quốc cùng một người khác đỗ đệ nhị giáp đồng Chế khoa xuất thân. Sang tháng 7, Thế Tông hạ chiếu ra lệnh cho dân cư các huyện dọc sông xứ Thanh Hoa, thu xếp của cải và gia súc, đưa vợ con vào lánh ở nơi hiểm yếu dưới chân núi để phòng quân Mạc đến. Hạ lệnh cho các cửa biển và điểm tuần các nơi dọc đường đều đặt pháo hiệu. Nếu thấy quân Mạc tới thì lập tức bắn một tiếng pháo hiệu làm tin, để cho cư dân nghe lệnh, sẵn sàng lánh đi chỗ khác, không để quân Mạc giết hại. Nhà vua cũng hạ lệnh cho vùng chân núi các huyện nếu thấy dân xã ven sông đưa trâu bò gia súc chạy đến với xã mình thì phải nghiêm ngặt tuần phòng, nếu có trộm cướp phải đem người đến cứu. Nếu không đến cứu, để mất mát tiền của súc vật của cư dân thì địa phương ấy phải chia nhau mà đền. Đến tháng 8, [[Mạc Kính Điển]] đem quân đánh tới sông Đồng Cổ, nhưng lại bị [[Trịnh Tùng]] đánh bại, phải rút chạy về [[Thăng Long]].<ref name="TT, 866"/><ref name="CM, 662">
''[[Khâm Địnhđịnh Việt sử Thông giám Cương mục]]'', Quyển XXIX, tr. 662.</ref>
 
Tháng 11, có sao chổi xuất hiện, bay về hướng đông nam, nhiều người kinh sợ. Thế Tông hạ chiếu đổi năm sau làm năm '''Quang Hưng năm''' thứ nhất.<ref name="TT, 866">''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' (2009), quyển XVII, tr. 866.</ref>
 
== Giai đoạn Quang Hưng (1578-1599) ==