Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Giai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 14:
- Khi Trịnh Tùng lên năm binh quyền, giao chiến với quân Mạc nhiều phen bị đại bại. Được người tiến cử, Tùng cho triệu Nguyễn Văn Giai ra nơi màn trướng, phong chức Lễ khoa phụng sai tiết chế, một tay trù hoạch kế sách đánh Mạc. Từ đấy, với tài thao lược của ông, quân Lê chuyển bại thành thắng. Nguyễn Văn Giai cùng Trịnh Tùng mang 5 đạo quân tiến dần ra Bắc, đánh chiếm Thăng Long, san phẳng thành trì của Mạc rồi lại rút quân về cố thủ ở Thanh Nghệ.
 
- Năm 1592, dưới quyền chỉ huy của Trịnh Tùng và Nguyễn Văn Giai, quân nhà Lê lại hành tiến ra Bắc lần thứ hai, đánh bại quân Mạc ở Ý Yên (Nam Định). Thủy quân Mạc bị đánh tan ở Bình Lục, Thanh Oai, Hát Giang. vuaVua Mạc bỏ chạy về Hải Dương thì bị bắt, đem vào Tây Đô xử chém. Nhiều bề tôi Mạc ra hàng. Nhà Lê thu phục lại Thăng Long, làm lễ khao binh thưởng tướng. Năm sau, Nguyễn Văn Giai được thăng chức Đề hình Giám sát Ngự sử.
 
- Trong hai năm 1596 - 1597, Nguyễn Văn Giai được cử cùng với Thượng thư Đỗ Uông và Công bộ Tả thị lang [[Phùng Khắc Khoan]] sang sứ nhà Minh, nhằm thương nghị, mềm mỏng chối từ việc nhà Minh mượn cớ con cháu nhà Mạc sang cầu cứu địnhđể thừa cơ xâm lấn. Cuộc thương thảo thành công, ông có công rất nhiều nên được phong tước Bá, giữ chức Hộ bộ Hữu thị lang. Trong năm này, ông được giao soạn thảo văn từ thông cống với phương Bắc và thông thương với các nước láng giềng.
 
- Năm 1599, vua Lê Thế Tông mất, Lê Kính Tông lên nối ngôi, chịu sức ép của Trung Quốc, phải nhường đất Cao Bằng cho con cháu nhà Mạc. Mạc Kính Cung tự xưng là vua Mạc thừa cơ cấu kết với một số loạn thần, đem quân kéo về vây Thăng Long. Lê Kính Tông phải chạy về Thanh Hóa. Nguyễn Văn Giai lại cưỡi voi cùng Trịnh Tùng đốc chiến, đuổi được quân Mạc rút về Cao Bằng, hộ giá nhà vua trở lại Thăng Long. Ông được phong Lại bộ hữu thị lang.