Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Ngọc Thảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33:
 
==Hoạt động trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa==
Ban đầu, Diệm – Nhu chưa thấy được tài năng của Thảo nên chỉ giao cho anh những chức vụ “hữu danh vô thực” như Tỉnh đoàn trưởng bảo an đoàn, tuyên huấn đảng Cần lao nhân vị... Nhưng Thảo đã biết cách “bộc lộ” mình bằng cách viết báo. Đại tá Trần Hậu Tưởng, bạn học trường võ bị của anh kể: Lúc học ở Sơn Tây, chúng tôi có phong trào làm báo tường rất mạnh, đại đội nào cũng làm một tờ báo, anh em tập viết báo rất sôi nổi. Có lẽ đó cũng là một “vốn” quý cho Thảo sau này.
Biết ông có nhiều kinh nghiệm về quân sự, Ngô Đình Nhu quyết định đưa ông sang ngạch quân sự với cấp bậc đại úy đồng hóa trong quân đội Sài Gòn. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh Vĩnh Long, rồi Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh [[Bình Dương]].
 
Thảo còn biết “khai thác” vốn binh pháp Tôn Tử mà thầy Hoàng Đạo Thuý từng dạy để viết báo. Thời gian này, anh cộng tác với tạp chí Bách khoa. Chỉ trong hơn một năm, anh đã viết 20 bài báo nói về các vấn đề chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo.... Những bài báo đó đã được giới quân sự chú ý và Diệm – Nhu đề cao “tầm” của anh. Năm 1957, anh được điều về làm việc tại Phòng Nghiên cứu chính trị của Phủ tổng thống với hàm thiếu tá. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh Vĩnh Long, rồi Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh [[Bình Dương]].
 
Năm [[1960]], sau khi học một khóa chỉ huy và tham mưu ở [[Đại học Quân sự Đà Lạt]], Phạm Ngọc Thảo được thăng [[thiếu tá]] và được cử làm Thanh tra [[Khu Trù Mật]].
 
Biết Phạm Ngọc Thảo từng là chỉ huy du kích Việt Minh, đầu năm [[1961]] Ngô Đình Nhu đã quyết định thăng ông lên [[trung tá]] và cử làm [[tỉnh trưởng]] tỉnh [[Kiến Hòa]] (tức [[Bến Tre]]) để trắc nghiệm Chương trình Bình định. Từ khi ông nhậm chức, tình hình an ninh tại vùng này trở nên rất yên ổn, không còn bị phục kích hay phá hoại nữa. Tuy nhiên, do có nhiều tố cáo nghi ngờ ông là cán bộ [[cộng sản]] nằm vùng, anh em [[Ngô Đình Diệm]] - [[Ngô Đình Nhu]] đã ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và cho ông sang [[Hoa Kỳ]] học một khóa về chỉ huy và tham mưu. Từ đó Bến Tre tiếp tục mất an ninh. Trước đó, khi lên tỉnh trưởng, ông đã quyết định thả ngay hơn 2000 tù nhân đang bị giam giữ, liên lạc với bà Nguyễn Thị Định, tạo điều kiện cho khởi nghĩa Bến Tre bùng nổ. Chính sách không cho binh lính đàn áp dân chúng tuỳ tiện của Phạm Ngọc Thảo đã “bật đèn xanh” cho phong trào “đồng khởi” sau này.
 
==Tham gia các cuộc đảo chính==