Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Chiêu Thống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 68:
Tháng giêng năm [[1783]], Duy Khiêm với cương vị là cháu trưởng, được ông nội lập làm Hoàng thái tôn, còn chú Duy Cận bị truất làm Sùng Nhượng công. Lúc ấy Duy Khiêm 18 tuổi.
 
== Được Nguyễn Huệ đưa lên ngôi ==
Tháng 7 năm [[Bính Ngọ]] ([[1786]]), [[Nguyễn Huệ]] với chiêu bài '''phù Lê diệt Trịnh''' đã mang quân ra [[Bắc Hà]] đánh đổ Trịnh Khải. Quyền binh khi đó ở cả trong tay [[Quang Trung|Nguyễn Huệ]]. Vua Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ là Nguyên soái phùPhù chính dựcDực vận Uy Quốcquốc Côngcông, sau đó gả con gái thứ 21 là [[công chúa]] [[Lê Ngọc Hân]] cho Nguyễn Huệ. Khi đó Bắc Hà rối loạn, lòng người tản mát, vua Lê yếu hèn nhu nhược, [[chúa Trịnh]] thì đã bị đánh đổ, tạo ra khoảng trống quyền lực. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần này là lần đầu, giới sĩ phu [[Bắc Hà]], do tư tưởng chính thống nên còn rất nghi kỵ và nhìn chung có thái độ chống đối với quân Tây Sơn. Phía nam quân [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] vẫn còn quấy rối, không có Nguyễn Huệ thì không ai đảm đương được. Nguyễn Huệ thấy chưa thể củng cố được vững chắc quyền lực của mình ở Bắc Hà, nên đã quyết định không xưng đế mà để [[Nhà Lê trung hưng|nhà Lê]] tiếp tục giữ ngôi vua. Quyền phế lập ở cả trong tay Nguyễn Huệ là điều cả ông lẫn nhà Lê đều ý thức được. Hiển Tông trước khi chết dặn lại Duy Khiêm:
:''"Ta chỉ sớm tối sẽ trút bỏ gánh nặng, bây giờ lo lắng việc nước là ở mình cháu, cháu phải nghĩ lấy. Binh lính xứ khác còn đóng ở đây, về việc truyền nối ngôi vua là việc trọng đại, cần phải thượng lượng bàn bạc với nguyên soái (tức [[Nguyễn Huệ]]), chớ nên làm tắt".''<ref name=KDVSTGCM46 />.
 
Về việc chọn người nối ngôi, Nguyễn Huệ đầu tiên tham khảo ý kiến vợ là [[Lê Ngọc Hân|công chúa Ngọc Hân]]. [[Công chúa]] [[Lê Ngọc Hân]] khen Duy Cận là người hiền, nhưng sau đó do ý kiến từ các hoàng tộc [[nhà Lê trung hưng|nhà Lê]], Ngọc Hân xin lại với Nguyễn Huệ lập Duy Khiêm. Nguyễn Huệ đồng ý, đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên là Duy Kỳ, đặt niên hiệu là '''Chiêu Thống'''. Năm đó Chiêu Thống 21 tuổi.
 
== Nỗ lực củng cố vương quyền ==