Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
Định nghĩa về chủ nghĩa hiện sinh của Sartre căn cứ trên cơ sở kiệt tác ''[[Being and Time|Tồn tại và Thời gian]]'' của Heidegger. Trong thư từ trao đổi với Jean Beaufret và sau đó được xuất bản với tên là ''Thư từ về thuyết nhân bản'' (''Letter on Humanism)'', Heidegger ngụ ý rằng Sartre đã hiểu lầm mình vì những mục đích chủ quan của chính anh ta, và rằng ông không có ý cho rằng hành động quan trọng hơn hiện hữu cho đến chừng nào những hành động đó không phải ánh sự hiện hữu.<ref>{{Cite book|url=https://www.worldcat.org/oclc/26355951|title=Basic Writings: From Being and Time (1927) to The Task of Thinking (1964)|last=Heidegger|first=Martin|publisher=Harper San Francisco|others=Edited by David Farrell Krell|year=1993|isbn=0060637633|edition=Revised and expanded|location=San Francisco, California|pages=|oclc=26355951}}</ref> Heidegger bình luận rằng "sự đảo ngược của một tuyên bố siêu hình vẫn là một tuyên bố siêu hình", điều này có nghĩa ông nghĩ Sartre đã chỉ đơn giản đảo ngược vai trò truyền thống của bản chất và hiện hữu mà không truy vấn về các khái niệm này và lịch sử của chúng theo cách mà Heidegger tuyên bố đã thực hiện.<ref>{{Cite book|url=https://www.worldcat.org/oclc/26355951|title=Basic Writings: From Being and Time (1927) to The Task of thinking (1964)|last=Heidegger|first=Martin|publisher=Harper San Francisco|others=Edited by David Farrell Krell|year=1993|isbn=0060637633|edition=Revised and expanded|location=San Francisco, California|pages=243|oclc=26355951}}</ref>
 
=== Sự phi lý (absurd) ===
[[File:Sisyphus by von Stuck.jpg|thumb|[[Sisyphus]], biểu tượng của sự phi lý của sự tồn tại, tranh của [[Franz Stuck]] (1920)]]
Quan niệm về sự phi lý ngụ ý rằng không có ý nghĩa nào khác trong thế giới này ngoài ý nghĩa mà chúng ta mang đến cho nó. Sự vô nghĩa này cũng bao gồm cả sự vô đạo đức hay "sự bất công" của thế giới. Quan niệm này nổi bật trong sự đối lập với quan điểm truyền thống của đạo Hồi và Kito giáo, trong đó khẳng định mục đích của cuộc sống là để thực hiện các điều răn của Thiên Chúa.<ref name=":0">{{Cite book|title=Existentialism: A Beginner's Guide|last=Wartenberg|first=Thomas|publisher=One World|year=2008|isbn=9781780740201|location=Oxford|pages=}}</ref> Mục đích đó là những gì mang lại ý nghĩa cho đời sống con người. Sống một cuộc sống phi lý có nghĩa là từ chối việc kiếm tìm hoặc đeo đuổi một ý nghĩa cụ thể nào đó cho sự tồn tại của con người vì chẳng có điều gì như thế cả. Theo Albert Camus, thế giới này hay con người không phải phi lý tự nó. Sự phi lý chỉ xuất hiện thông qua sự kết hợp của cả hai, khi cuộc sống trở nên phi lý do sự không tương thích giữa con người và thế giới mà họ sống trong.<ref name=":0" /> Đây là một trong hai góc nhìn về sự phi lý trong văn học hiện sinh. Góc nhìn thứ hai, lần đầu được [[Søren Kierkegaard]] nói đến, cho rằng sự phi lý được giới hạn trong những hành động và những sự lựa chọn của con người. Chúng được coi là phi lý vì chúng xuất phát từ tự do của con người, phá hoại nền tảng của chính chúng ta từ bên ngoài .<ref>{{Cite book|title=The A to Z of Existentialism|last=Michelman|first=Stephen|publisher=The Scarecrow Press, Inc.|year=2010|isbn=9780810875890|location=Lanham, Maryland|pages=27}}</ref>