Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiều Chửu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 34:
Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934 và ra báo ''Đuốc tuệ'', Thiều Chửu nhận lời làm quản lý và biên tập cho tờ báo. Ông cũng tham gia thành lập [[Hội truyền bá quốc ngữ]] vào năm 1938 để nâng cao dân trí.
 
Năm [[1936]], ông cùng bà [[Cả Mọc]] (Hoàng Thị Uyển) đồng sáng lập Hội Tế Sinh và làm Tổng Thư ký Hội. Ngay năm sau Hội lao vào cứu giúp nạn nhân trận lụt Đinh Sửu.
Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, [[Pháp chủ]] [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam]].
 
Ông kể: "Chính vì chung một chí nguyện chịu khổ sở nhọc nhằn để giúp đỡ đồng bào, cả đời không ăn ngon mặc đẹp, không ai có gia đình riêng, nên chúng tôi được nhiều người tin lắm. Rất nghèo mà tiền bao nhiêu cũng có".
 
Năm 1937, lụt tràn hai tỉnh [[Bắc Ninh]], [[Bắc Giang]]. Ngoài việc góp sức cho cơ quan cứu tế, ông cùng bà Cả Mọc còn vận động đi lấy tiền lấy áo; rồi cùng ông [[Hoàng Đạo Thúy]], [[Trần Duy Hưng]] hàng ngày đem thuốc, tiền, quần áo đi tới từng nhà nạn nhân giúp cho đến khi họ sống được. Những yếu nhân của Hội đã đi cứu tế ba tháng liên tục cho đến lúc lúa chín.
 
 
Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đệ nhị [[Pháp chủ]] [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam]].
 
Năm 1945, ngay sau khi [[Cách mạng tháng Tám]] thành công, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] đã mời ông ra làm [[Bộ trưởng]] Bộ Cứu tế Xã hội trong [[chính phủ]] Lâm thời<ref>http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/con-nguoi-vn/3933--quot-Thieu-Chuu-nhan-vat-Phat-giao-xuat-chung-quot-.html</ref>, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng Cô nhi, để theo con đường tu trì lợi tha mà mình đã chọn.