Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Chiêu Thống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 92:
Sau sự kiện đó, Chiêu Thống chính thức có chiếu thư cho [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] kêu gọi đem quân cần vương. Chỉnh vốn là tay gian hùng, bỏ [[nhà Lê]] theo Tây Sơn, rồi lại dẫn Tây Sơn ra Bắc Hà, nhưng cũng không được Tây Sơn tin tưởng. Khi Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rời Thăng Long vào nam đã không cho Chỉnh biết. Chỉnh phải chạy theo về, rồi được bổ làm trấn thủ [[Nghệ An]], cũng là việc bất đắc dĩ. Đến đây, Chỉnh tiếp được mật chỉ, thấy là cơ hội không thể bỏ qua, lập tức truyền đi các nơi, lấy danh nghĩa nhà Lê mộ quân, trong "khoảng mười ngày, mộ hơn được một vạn lính".<ref name=KDVSTGCM46 /> Chỉnh đem quân tiến ra Bắc, nhanh chóng đập tan mọi kháng cự của Trịnh Bồng và [[Đinh Tích Nhưỡng]], được Chiêu Thống đích thân ra khỏi thành đón tiếp.
 
== Nguyễn Hữu Chỉnh nắm quyền ==
{{Xem thêm|Nguyễn Hữu Chỉnh|Vũ Văn Nhậm}}
Tháng 12 năm Bính Ngọ, Chiêu Thống thứ nhất ([[1786]]), sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh đánh tan quân họ Trịnh, vào Thăng Long, Chiêu Thống bèn bổ dụng Chỉnh là Đại đồ, phong tước Bằng trungTrung công. Chiêu Thống từ đấy dựa cả vào Hữu Chỉnh. Chỉnh nắm binh quyền, dần dần ép Chiêu Thống cả trong việc bổ nhiệm quan chức, sắp đặt chính sự. '''Cương mục''' chép:
 
Tháng 12 năm Bính Ngọ, Chiêu Thống thứ nhất (1786), sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh đánh tan quân họ Trịnh, vào Thăng Long, Chiêu Thống bèn bổ dụng Chỉnh là Đại tư đồ, phong tước Bằng trung công. Chiêu Thống từ đấy dựa cả vào Hữu Chỉnh. Chỉnh nắm binh quyền, dần dần ép Chiêu Thống cả trong việc bổ nhiệm quan chức, sắp đặt chính sự. ''Cương mục'' chép:
{{cquote|
''Từ đây, uy quyền quá lừng lẫy, Chỉnh kéo bà con bè đảng, cắt đặt chia giữ các chức ở trong kinh đô và ngoài các trấn, việc gì cũng tự Chỉnh chuyên quyền quyết định cả. Chỉnh lại mở phủ cho con là Hữu Du ở tại phía đông dinh mình, bắt chước như lối chúa Trịnh xưa cho thế tử ra ở phủ riêng. Chỉnh kiêu ngạo lấn lướt, làm cho nhà vua dần dần phát chán''.<ref name=KDVSTGCM46 />.
}}
Chiêu Thống lại tìm cách giết Chỉnh, nhưng [[Vũ Trinh]] can ngăn, mới thôi. Chỉnh phong thanh biết chuyện, từ đó bỏ luôn cả lễ triều yết. Tuy nhiên, Chỉnh vẫn giữ danh nghĩa tôn phù vua Lê. Sau đó, cùng bộ hạ là [[Hoàng Viết Tuyển]], Chỉnh lần lượt diệt các thế lực chống đối [[nhà Lê]] ở Bắc Hà như Dương Trọng Khiêm, Hoàng Phùng Cơ, Trịnh Bồng và Đinh Tích Nhưỡng.
 
Tháng 11 năm Đinh Mùi, Chiêu Thống thứ nhấthai ([[1787]])., Quânquân Tây Sơn do [[Vũ Văn Nhậm]] chỉ huy tấn công Bắc Hà. Chiêu Thống sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân chống cự, nhưng trong trận đánh lớn trên [[sông Thanh Quyết]], bị Văn Nhậm đánh tan. Hữu Chỉnh và Hữu Du chỉ kịp đem vài trăm quân chạy về [[Thăng Long]].
 
Tháng 12 năm đó, Văn Nhậm kéo quân tới Thăng Long, Chiêu Thống nghe lời Hữu Chỉnh, bỏ Thăng Long chạy đi [[Kinh Bắc]]. Lúc đi, thị vệ và các bầy tôi tản mát bỏ trốn hết. Vua lại phải cho người sang nhờ Hữu Chỉnh đi hộ giá. Khi vua đến Kinh Bắc, trấn thủ là Nguyễn Cảnh Thước, vốn đã bí mật đầu hàng Tây Sơn, đóng cửa thành cáo bệnh không đón. Vua cùng Hữu Chỉnh qua đò [[sông Cầu|sông Nguyệt Đức]], đi theo chỉ còn sáu, bảy người, lại bị bọn vô lại cướp mất áo bào. Tình cảnh hết sức thê thảm. Khi Chiêu Thống tới huyện [[Yên Dũng]] mới được tri huyện huyện ấy giúp đỡ, xin hộ giá, rồi dần dần khôi phục lại được lực lượng ở mạn [[Cao Bằng]], [[Thái Nguyên]].
 
Sau đó, Nguyễn Văn Hòa, bộ tướng của Văn Nhậm, đuổi kịp quân nhà Lê. Chiêu Thống thân chinh cầm quân ngự chiến, nhưng thua trận, Nguyễn Hữu Du chết tại trận, [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] bị bắt giải về kinh, rồi bị Văn Nhậm xử tử, quân nhà vua tan vỡ, Dương Đình Tuấn hộ vệ vua chạy sang trại Sơn Lộc. Các bầy tôi khác đều tan tác hết.
 
== Cầu viện Mãn Thanh ==