Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Võ Nguyên Giáp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 337:
 
Năm 1990, ông chia sẻ với nhà sử học Stanley Karnow về mục đích chiến lược của chiến dịch Mậu Thân: ''“Chúng tôi muốn chứng minh cho người Mỹ thấy rằng chúng tôi không hề kiệt sức, chúng tôi có thể tấn công kho vũ khí, thông tin liên lạc, các đơn vị tinh nhuệ và thậm chí cả trụ sở, đầu não cuộc chiến của họ”.''<ref>{{Chú thích web|url=http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dai-tuong-vo-nguyen-giap-nguoi-thuc-thoi-143399.html|tiêu đề=Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người thức thời|ngày tháng=10/05/2013|website=Báo điện tử Vietnamnet|tác giả=Đình Ngân (tổng hợp theo New York Times)}}</ref> Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1994, đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: so sánh tương quan lực lượng hai bên ở [[Khe Sanh]] là quá chênh lệch, hỏa lực của không quân Mỹ mạnh hơn [[Pháp]] hàng chục lần nên ông nhận thấy việc diệt gọn cứ điểm Khe Sanh (giống như [[trận Điện Biên Phủ]]) là không thể. Mục tiêu thực tế mà phía Việt Nam theo đuổi là bao vây, tập kích nhỏ nhưng liên tục để khiến quân Mỹ chịu thương vong lớn, dần suy sụp ý chí và cuối cùng phải rút chạy khỏi đó<ref>Chân trần chí thép. James Zumwalt. Nhà xuất bản tổng hợp TP. HCM. Trang 87</ref>
 
Năm 1972, Võ Nguyên Giáp tham gia chỉ huy [[Chiến dịch Linebacker II|chiến dịch phòng không 12 ngày đêm]] chống không quân Mỹ. Đêm 26/12/1972, 8 máy bay Mỹ đã bị quân và dân miền Bắc bắn rơi, riêng Hà Nội bắn rơi 5 chiếc, trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ. Từ sở chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị lập công và ra lời kêu gọi: ''“Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn. Nhưng, chúng vẫn ngoan cố kéo dài cuộc tập kích. Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B 52 nữa, hãy giáng cho quân Mỹ một đòn “Điện Biên Phủ” ngay trên bầu trời Hà Nội, Thủ đô thân yêu của chúng ta.”'' Tên gọi ''“Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”'' xuất hiện từ đó<ref>http://special.vietnamplus.vn/dienbienphutrenkhong</ref>
 
Tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ các cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị và các lực lượng vũ trang cho tới khi chiến tranh kết thúc năm 1975, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào tháng 4 năm 1975.