Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người bất đồng chính kiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.6.4) (Bot: Thêm kk:Диссидент
Pq (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
{{pov}}
 
''''Người bất đồng chính kiến'''', hiểu theo nghĩa rộng, là người tích cực phản đối một học thuyết, một chính sách của nhà nước, thường là ôn hòa bất bạo động và thể hiện ý kiến qua dạng phát biểu phản biện, viết báo... thường là trên phương tiện ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và không được nhà nước chính thức thừa nhận, loan tải hay cho phép. Khi nhiều người bất đồng chính kiến tập hợp lại và cùng vì một mục đích thì có thể thành phong trào bất đồng chính kiến. Khi được hoạt động công khai và được chính quyền cho phép thì họ trở thành lực lượng đối lập, có thể nêu quan điểm công khai hay ra tranh cử. Có thể nói bất đồng chính kiến là bước đầu, nếu chính quyền cho phép thành lập đối lập thì họ liên kết, tổ chức và hoạt động công khai thành lực lượng đối lập, nếu bị cấm đoán nữa thì đôi khi lực lượng đối lập chuyển sang hoạt động bí mật, dùng vũ khí tìm cách lật đổ chính quyền thì thành lực lượng '''cách mạng'''{{fact}}. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất chính nghĩa của lực lượng đó, nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới vẫn bị gọi là "tổ chức tội phạm", "tổ chức khủng bố".
 
Bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại trong tất cả các quốc gia trên thế giới {{fact}}. Tuy nhiên, phần lớn những người được gọi là "người bất đồng chính kiến" là người sống trong các quốc gia có thể chế độc tài, toàn trị {{fact}} bởi nhà cầm quyền ở những quốc gia này thường không công nhận tính hợp pháp của những người có quan điểm đối lập. Trong các quốc gia có thể chế chính trị dân chủ, đa nguyên, những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền có quyền thành lập hoặc gia nhập các đảng phái chính trị đối lập với nhà cầm quyền, khi đó, họ được gọi là người của chính đảng đối lập hay trở thành phe đối lập {{fact}}.