Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Ý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Zscout370 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 105:
 
== Chủ nghĩa phát xít và Thế chiến II (1922-1945) ==
[[Tập tin:Benito Mussolini 1-ggbain.jpg|150px| thumb|phải|[[Benito Mussolini]], "Il Duce"]]
Sau những sự tàn phá của Thế chiến thứ nhất, nhiều công nhân Ý đã gia nhập những cuộc đình công lớn yêu cầu có nhiều quyền lợi và những điều kiện làm việc tốt hơn. Một số người, bị ảnh hưởng bởi cuộc [[Cách mạng Nga năm 1917|Cách mạng Nga]], bắt đầu tiếp quản các nhà máy, hầm mỏ, trang trại và công xưởng. Lực lượng tự do, lo ngại một cuộc cách mạng [[chủ nghĩa xã hội|xã hội chủ nghĩa]], đã bắt đầu tiếp nhận [[Đảng Quốc gia Phát xít]] nhỏ, do [[Benito Mussolini]] lãnh đạo, người ủng hộ phản ứng bạo lực trước những cuộc đình công (bằng đảng dân quân "[[Áo đen]]") và lập trường này thường được đem ra so sánh với những phản ứng mang tính ôn hoà của chính phủ. Sau nhiều năm đấu tranh, vào [[tháng 10]] năm [[1922]] những kẻ phát xít đã tổ chức một cuộc đảo chính ("Marcia su Roma", nghĩa là [[Tuần hành tại Roma]]); các lực lượng Phát xít còn yếu, nhưng nhà vua đã ra lệnh cho quân đội không can thiệp, hình thành một liên minh với Mussolini, và thuyết phục đảng tự do tán thành một chính phủ do phe Phát xít lãnh đạo. Trong vài năm sau đó, Mussolini (người bắt đầu được gọi là "Il Duce", từ [[tiếng Ý]] có nghĩa "nhà lãnh đạo") đã hạn chế mọi đảng phái chính trị (gồm cả những đảng tự do) và ngăn chặn các quyền tự do cá nhân với lý do ngăn chặn cuộc cách mạng.