Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vườn quốc gia Great Himalaya”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Unicodifying, replaced: thung lũng → Thung lũng (5)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 53:
===Sản phẩm tự nhiên===
Vườn quốc gia này là một nguồn cung cấp nước cho các trung tâm từ nông thôn tới đô thị của khu vực, với bốn con sông lớn của khu vực đều có nguồn gốc từ các sông băng trong vườn quốc gia. Nó cũng là một nguồn nuôi dưỡng và sinh kế cho cộng đồng địa phương sống gần đó. Ngoài gỗ, môi trường rừng cung cấp cho người dân địa phương với các sản phẩm phi lâm nghiệp khác bao gồm mật ong, các loại hạt trái cây, vỏ cây bạch dương và thủy tùng, hoa và gỗ nhiên liệu. Tại địa phương nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung, Great Himalaya có một trong số những khu bảo tồn mang tính công cộng cao. Cộng đồng quốc tế biết đến nó như là một trong những nơi thí điểm về phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng. Người dân địa phương trong Khu vực Phát triển sinh thái (hoặc vùng đệm tiếp giáp) nhận ra thực tế là họ đã khai thác quá mức các dược liệu và lâm sản, cừu và dê của họ cũng đã chăn thả quá mức khiến các đồng cỏ đang mất dần.
==Địa lý và địa chất==
==Động thực vật==
===Động vật===
[[Tập tin:Common Yellow Swallowtail - Papilio machaon I IMG 6962.jpg|thumb|250px|[[Họ Bướm phượng|Bướm phượng]] vàng trong vườn quốc gia.]]
[[Tập tin:Blue fronted Redstart- Male - Himachal I2 IMG 3517.jpg|thumb|250px|left|[[Chim đuôi đỏ]] tại [[Kullu]].]]
Vườn quốc gia Great Himalaya là nơi có hơn 375 loài động vật. Cho đến nay có 31 loài động vật có vú, 181 loài chim, 3 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 11 loài giun đốt, 17 động vật thân mềm và các 127 loài côn trùng đã được xác định. Hầu hết các loài động vật tại đây đã được ưu tiên bảo vệ cao theo Phụ lục I của Đạo luật Động vật hoang dã Ấn Độ năm 1972. Chính quyền bang Himachal Pradesh đã cấm săn bắn trong tiểu bang trong hơn 10 năm. Một chuyến đi từ 35 đến 45 km trong bất kỳ của các Thung lũng nào ở độ cao trên 3.500 m trở lên sẽ dễ dàng bắt gặp các loài [[Cừu hoang Himalaya]], [[báo tuyết]], [[gấu nâu Himalaya]], [[Hemitragus jemlahicus|Thar Himalaya]], và [[Họ Hươu xạ|hươu xạ]]. Thời điểm tốt nhất để quan sát là vào mùa thu (tháng 9-11) khi các loài động vật bắt đầu di cư tới những vùng đất thấp hơn.
===Thực vật===
Vườn quốc gia cũng có một sự đa dạng tuyệt vời của các loài thực vật nhờ vào phạm vi độ cao của nó và môi trường sống tương đối yên tĩnh. Từ các loài cây lá kim như vân sam, hạt dẻ ngựa tại các Thung lũng thấp, cho đến các loại thảo mộc núi cao và các loài của chi [[Juniperus ashei|bách xù]], tạo thành một thảm thực vật bất tận. Mặc dù một số khu vực đã bị thay đổi bởi chăn thả gia súc, nhưng đây là một trong số ít các khu vực của dãy Tây Himalaya có các khu rừng và đồng cỏ núi cao. Tại đây rất giàu có các khu rừng của vùng sinh thái linh sam, thực vật ôn đới núi cao và núi cao.
[[Tập tin:Common Yellow Swallowtail - Papilio machaon I IMG 6962.jpg|thumb|250px|[[Họ Bướm phượng|Bướm phượng]] vàng trong vườn quốc gia.]]
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
==Liên kết ngoài==
{{thể loại Commons|Great Himalayan National Park}}
{{Di sản thế giới tại Ấn Độ}}
 
[[Thể loại:Vườn quốc gia Ấn Độ|Great Himalaya]]
[[Thể loại:Di sản thế giới tại Ấn Độ]]