Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đề mục mới: →‎Xóa thông tin intro
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 73:
 
Cám ơn bạn đã quan tâm đến các bài viết thuộc chủ đề giám mục Công giáo Việt Nam, nay tôi viết tin nhắn này với nội dung muốn làm rõ việc bạn xóa các đoạn intro của bài viết với ý kiến "không bách khoa" và "trùng lặp". Mục intro bài viết là phần tóm tắt sơ khai nhất nội dung bài viết nên tôi không đồng ý cách sửa của bạn tại bài [[Phêrô Phạm Tần]], mục intro. Riêng mục tông truyền theo cách sửa mới của bạn xem ra thiếu trang trọng, thẩm mỹ của đề mục. Chính vì vậy, tôi đề nghị không xóa thông tin các đoạn intro cũng như phá vỡ cấu trúc đề mục tông truyền của các bài giám mục Việt Nam. Chờ bạn hồi âm!--[[Thảo luận thành viên:ThiênĐế98|<span style="color:#C71585">&nbsp;'''✠ Tân-Vương'''&nbsp;</span>]] 13:29, ngày 25 tháng 3 năm 2019 (UTC)
:Chào {{ping|ThiênĐế98}} cám ơn bạn đã phản hồi các sửa đổi của mình. Hôm qua sau khi sửa 3 bài viết về các giám mục Việt Nam, mình cũng đã suy nghĩ nhiều khi thêm/bớt hay sửa đổi các câu chữ. Nay bạn cho góp ý thì mình xin giải thích rõ ràng như sau (không bàn tới các sửa chính tả hay các lỗi nhỏ nói chung):
# Trong bài [[Phêrô Phạm Tần]], mình đã ghi tóm lược sửa đổi là "không bách khoa" và "trùng lặp", giải thích như sau: Ý "không bách khoa" dùng cho câu "Trong thời gian làm giám mục Thanh Hóa, ông hoàn thành các trách vụ của một giám mục." Về ý kiến của bản thân thì mình nghĩ giám mục là một chức thánh quan trọng, thì người được phong hẳn là một vị đã đạt các phẩm chất về tính cách, năng lực... và chắc chắn là đã thể hiện các năng lực đó nổi bật hơn các vị linh mục khác cùng giáo phận trước khi được phong. Liệu rằng độc giả của Wikipedia có nghĩ một giám mục sau khi được phong lại không hoàn thành chức trách để các thành viên viết bài lại phải ghi thêm câu văn như vậy? Do đó câu "khi làm giám mục thì hoàn thành trách vụ giám mục" không phải là một câu văn thể hiện sự bách khoa vì không mang lại thông tin về chủ thể bài viết. Ý thứ hai, "trùng lặp" là nói về câu "Năm 1988, ông cùng với Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp thành lập Đại chủng viện Vinh Thanh và làm Phó Giám đốc của Đại chủng viện này". Câu này được nói tới 2 lần, từ ngữ giống hệt nhau ở phần intro và mục [https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%AAr%C3%B4_Ph%E1%BA%A1m_T%E1%BA%A7n&oldid=50950589#Gi%C3%A1m_m%E1%BB%A5c giám mục], xem lại ở [https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%AAr%C3%B4_Ph%E1%BA%A1m_T%E1%BA%A7n&oldid=50950589]. Như vậy là lặp lại thông tin và mình đã xóa câu đó trong mục intro đi, chỉ còn 1 câu trong mục giám mục, giống như từng làm trong bài [[Giuse Nguyễn Thế Phương]]. Như bạn nói intro là phần sơ khai nhất, và mình cũng nghĩ là tổng quan nhất về bài viết, vậy thì trong phần này chỉ nên nói ngắn gọn về chức danh (là một giám mục của Giáo hội Công giáo...), khẩu hiệu, năm tấn phong, các chức vụ đã kinh qua và giáo phận như một số bài viết về giám mục khác (ví dụ như intro của bài [[Alexis Phạm Văn Lộc]]). Còn các thông tin khác như xây chủng viện, chí hướng tu tập... nên để ở các đề mục chi tiết phía sau.
# Mục tông truyền, bản cũ gần nhất (xem [https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%AAr%C3%B4_Ph%E1%BA%A1m_T%E1%BA%A7n&oldid=50950589]) ghi như sau: Giám mục Phêrô Phạm Tần là giám mục Phụ phong giám mục cho các giám mục: Năm 1981, giám mục Phêrô Trần Thanh Chung, hiện đang là nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum... Trong 2 câu đã lặp từ giám mục đến 6 lần, nếu nói về thẩm mỹ thì nên xem xét bỏ bớt một số chữ giám mục. Về quan điểm trang trọng mà bạn đề cập, và mình cũng xem lại [[Wikipedia:Thái độ trung lập]], cũng như đọc một số bài viết về nhân vật lịch sử, như [[Trần Hưng Đạo]] hay [[Gioan Kim Khẩu]], từ đó mình tự hỏi việc lặp lại quá nhiều từ chỉ chức danh như "giám mục" có lẽ là đã đề cao hay làm trang trọng vai trò của chức danh này chăng? Việc lặp lại danh xưng này cũng xuất hiện trong nhiều bài viết khác về các giám mục khác. Trong khi Trần Hưng Đạo hay Gioan Kim Khẩu được tôn làm thánh (trong văn hóa Việt Nam và Kitô Giáo) nhưng trong các bài viết về 2 nhân vật này vẫn thường dùng tên riêng là Trần Hưng Đạo, Gioan Kim Khẩu hay từ thay thế là "ông", không hề nói nhiều về danh xưng "thánh" của 2 người. Mình cho rằng việc ghi quá nhiều từ chỉ chức danh trong phần tông truyền thì dễ thấy nhất là lặp từ, làm dài dòng và thứ hai là có vẻ đã trang trọng danh xưng quá mức, dễ làm cho người khác nghĩ bài viết nghiêng về đề cao chủ thể.
 
:Trên đây là các ý kiến của mình, mong bạn xem xét và góp ý thêm nhé, thân mến.--[[Thành viên:Trương Minh Khải|Trương Minh Khải]] ([[Thảo luận Thành viên:Trương Minh Khải|thảo luận]]) 13:51, ngày 26 tháng 3 năm 2019 (UTC)