Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phó bảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Phó bảng''' là một học vị trong hệ thống giáo dục [[Việt Nam]] thời [[nhà Nguyễn]] ([[1802]]-[[1945]]).

Học vị ở dưới [[Tiến sĩ]], trên [[Cử nhân]]. Người thi không đủ điểm đỗ tiến sĩ, được lấy đỗ thêm để khuyến khích, tên ghi vào một bảng phụ, nên gọi là Phó bảng.
 
Học vị này có từ năm [[1829]] khi vua [[Minh Mạng]] chủ trương lấy thêm học vị phó bảng "để bổ dụng trước cho được phân biệt với cử nhân, giám sinh không cập cách" (trích Đại Nam thực lục). Từ năm này các thí sinh đỗ [[thi Hội]] được chia làm hai bảng theo số điểm bài thi: chánh bảng và phó bảng. Chánh bảng là đỗ chính thức, phó bảng là bảng phụ, lấy đỗ thêm. Học vị Phó bảng được đặt ra
 
Chính bảng và phó bảng cách biệt khá xa. Ngày ra bảng thi Hội, bảng danh sách các chánh bảng được đặt lên án đỏ, có khăn đoạn vàng trùm kín, che lọng đỏ. Án khiêng đi trước, các quan giám thí tuần sát đem quân lính đi sau hộ vệ, rồi đến quan chủ khảo, quan Tri cống cử ngồi võng đi theo, đến Ngọ môn thì dừng lại đem danh sách vào trình vua theo nghi thức, sau đó lại đem ra rồi cả đoàn lại cứ thế đi đến Phu văn lâu đem bảng treo lên 3 ngày. Bảng danh sách Phó bảng chỉ được đem treo ở Phu văn lâu một ngày, hôm sau cất đi, không có nghi lễ gì.
 
Phó bảng không được dự [[thi Đình]] để xếp loại tiến sĩ. Từ năm [[1851]] vua [[Tự Đức]] có cho thêm một số Phó bảng có điểm số thi Hội gần với điểm chuẩn đỗ chánh bảng được tham dự thi Đình để có thêm cơ hội phấn đấu. Nếu đạt điểm chuẩn đỗ tiến sĩ thì được công nhận là tiến sĩ, nếu không đạt vẫn được công nhận là Phó bảng.
 
Từ 1829, thang điểm thi Đình là:
 
* Đạt 10 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh ([[Trạng nguyên Việt Nam|Trạng nguyên]]).
* Đạt 9 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh ([[Bảng nhãn]]).
* Đạt 8 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh ([[Thám hoa]]).
* Đạt 7 và 6 điểm, đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân ([[Hoàng giáp]]).
* Đạt 5 điểm trở xuống đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân ([[đồng tiến sĩ]]).
 
Năm 1851 khi cho một số phó bảng dự thi Đình, vua Tự Đức giữ nguyên tiêu chuẩn đỗ tiến sĩ cập đệ và tiến sĩ xuất thân, sửa lại tiêu chuẩn đỗ đồng tiến sĩ xuất thân như sau:
 
* Đạt 5 điểm đến 4 điểm đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (đồng tiến sĩ).
* Đạt 3 điểm trở xuống đỗ phó bảng.
 
Việc phân chia loại đỗ tiến sĩ và phó bảng như trên chẳng khác mấy với việc phân chia các loại đỗ thành giỏi, khá, trung bình và thường hiện nay.
 
 
{{sơ khai}}
Hàng 5 ⟶ 29:
==Xem thêm==
*[[Khoa bảng]]
== Tham khảo ==
*[http://www.binhthuan.gov.vn/KHTT/giaoduc/nhohoc.htm Sự hình thành hai cấp thi và ba khoa thi chính quy về Nho học]
 
[[Thể loại:Giáo Lịch sử hệ thống giáo dục Việt Nam]]
[[Thể loại: Thi cử Nho học]]