Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiến trúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin Bảo_tàng_mỹ_thuật.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Jcb vì lý do: per c:Commons:Deletion requests/Files uploaded by Nguyenqa.
Tập tin Main-qimg-fa0c0ed11.png đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Jcb vì lý do: per c:Commons:Deletion requests/Files uploaded by Nguyenqa.
Dòng 62:
[[Tập tin:Ngọ Môn Huế.jpg|nhỏ|248x248px|Ngọ Môn Đại Nội Huế]]
Kiến trúc cổ truyền Việt Nam mang phong cách kiến trúc Á Đông, đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như [[nhà gỗ truyền thống Việt Nam]] kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre.... Những công trình kiến trúc cổ còn tồn tại ở Việt Nam hầu hết được xây dựng từ thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê Trung Hưng]] và thời [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]] (thế kỷ 17-19). Những gì còn sót lại của kiến trúc cổ Việt Nam không thực sự tồn tại những công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng Thành Thăng Long mới đây, nền móng của nhiều kiến trúc đồ sộ đã được phát hiện, đặc biệt là nền móng của các công trình xây dựng vào thời [[Nhà Lý|Lý]].
[[Tập tin:Main-qimg-fa0c0ed11.png|nhỏ|358x358px|Mô hình đất nung 1 tháp Phật thời Lý-Trần]]
Đơn cử như, 1 kiến trúc thời Lý có diện tích rất lớn khoảng trên 2.280m2, rộng 38,0m và dài trên 60,0m đã được phát lộ từ lòng đất khu di tích Hoàng thành Thăng Long, theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu kinh thành. Nếu tính toán này là chính xác và nếu so sánh về quy mô, diện tích với  kiến trúc chùa [[Tōdai-ji|Todai]] ở [[Nara]], là một trong những ngôi chùa lâu đời và cổ kính nhất [[Nhật Bản]], được xây dựng từ năm 743, chúng ta có thể thấy kiến trúc này là một công trình kiến trúc rất hoành tráng và đặc sắc. Bởi như ta biết, [[Tōdai-ji|Todai]] là ngôi chùa bằng gỗ đã được xếp vào loại di sản kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới. Mặt bằng ngôi chùa này có diện tích 2.850m2, rộng 50,0m, dài 57,0m. Điều đặc biệt lưu ý là, trụ móng sỏi của các chân tảng kê cột của kiến trúc này có kích thước rất lớn, trung bình 1,90m x 1,90m, có móng trụ lớn hơn 2,0m, cho thấy các chân tảng đá ở đây có kích thước rất lớn và tương ứng với nó là hệ thống cột gỗ cũng rất to lớn. Mặc dù chưa xuất lộ hết, phần nền móng của kiến trúc còn đang tiếp tục mở rộng ra 3 bên (phía Đông, phía Tây và phía Nam) nhưng dựa vào quy luật phân bố các móng trụ, căn cứ vào gian trung tâm đã được xác định cho thấy, đây là công trình kiến trúc gỗ đồ sộ, có quy mô rất to lớn. Đồng thời, với quy mô và hệ thống trụ móng to lớn, kiến trúc này chắc chắn sẽ thuộc loại kiến trúc có nhiều tầng.<ref>''Thông báo khoa học năm 2014 -'' Viện nghiên cứu kinh thành http://rcic.vass.gov.vn/thongbaokhoahoc/pages/noi-dung.aspx?ItemID=138</ref>