Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Protein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thay đổi hình ảnh thiết bị tinh chế protein trong nghiên cứu
Thay đổi hình ảnh
Dòng 152:
 
===Tinh sạch protein===
[[Tập tin:Lab'sAKTA FPLCpure system.jpg|thế=|nhỏ|250x250px333x333px|Thiết bị sắc ký FPLC dùng trong tinh chế protein]]
Để thực hiện phân tích ''in vitro'', một protein cần nghiên cứu phải được tinh sạch và sàng lọc (protein purification) khỏi những thành phần khác của tế bào. Quá trình này thường bắt đầu bằng cách phá tế bào (hay tiêu tế bào, cytolysis), khi ấy màng tế bào bị phá vỡ khi lượng nước [[thẩm thấu]] quá nhiều vào trong tế bào và các thành phần bên trong được giải phóng vào một dung môi gọi là dung dịch thủy phân tế bào (crude lysate, hay cytolysate). Hỗn hợp thu được được tinh sạch bằng phương pháp siêu ly tâm (ultracentrifugation), mà phân tách nhiều thành phần tế bào thành các phần chứa các protein hòa tan khác nhau; như màng [[lipid]] và protein; [[bào quan]] tế bào, và [[axit nucleic]]. Hỗn hợp được [[kết tinh]] bằng phương pháp tách tinh thể muối (salting out) cho phép tập trung protein từ dung dịch này. Sau đó sử dụng nhiều kỹ thuật [[sắc ký]] để cô lập một hoặc một vài protein cần nghiên cứu dựa trên những tính chất của chúng như trọng lượng phân tử, tổng điện tích và ái lực liên kết.<ref>Murray ''et al''., pp. 21–24.</ref> Mức độ sàng lọc được giám sát nhờ sử dụng nhiều kỹ thuật [[điện di trên gel]] (gel electrophoresis) nếu biết trọng lượng phân tử và [[điểm đẳng điện]] (isoelectric point) của protein cần nghiên cứu, hoặc bằng phân tích [[phổ học|phổ]] nếu protein có những đặc trưng phổ dễ phân biệt, hoặc bằng thí nghiệm thử enzyme (enzyme assay) nếu protein có hoạt tính enzyme. Thêm vào đó, protein có thể được cô lập theo điện tích của chúng nhờ sử dụng phương pháp tập trung đẳng điện (isoelectric focusing).<ref name=Hey2008/>