Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tam Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Trọng Đạt 89 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 4:
Thời kỳ '''Tam Quốc''' ([[chữ Hán phồn thể|phồn thể]]: 三國, [[chữ Hán giản thể|giản thể]]: 三国, [[Bính âm Hán ngữ|Pinyin]]: Sānguó) là một thời kỳ trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm [[220]] khi [[tào Ngụy|nhà Ngụy]] được thành lập và kết thúc năm [[280]] khi [[Đông Ngô]] sụp đổ và [[nhà Tấn|nhà Tây Tấn]] thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu năm [[190]] khi liên minh chống [[Đổng Trác]] được thành lập cuối thời [[nhà Hán|nhà Đông Hán]].
 
Trước đó, phần "không chính thức" của giai đoạn này, từ năm [[190]] đến năm [[220]], được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa, như các cuộc giao tranh của [[Tào Tháo]], anh em [[Viên Thiệu]] - [[Viên Thuật]], [[Tôn Kiên]], [[Lưu Biểu]], [[Lưu Bị]], [[Đổng Trác]], [[Lã Bố|Lữ Bố]], [[Khởi nghĩa Khăn Vàng|quân Khăn Vàng]] v.v. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm [[220]] đến năm [[263]], được đánh dấu bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là [[Tào Ngụy|Ngụy]] (魏), [[Thục Hán|Thục]] (蜀) và [[Đông Ngô|Ngô]] (吳). Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên nhưng trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là [[Tào Ngụy]] (曹魏), Thục là [[Thục Hán]] (蜀漢), và Ngô là [[Đông Ngô]] (東吳). Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Ngụy tiêu diệt Thục (năm [[263]]), [[nhà Tấn|nhà Tây Tấn]] thay thế Ngụy năm [[266]], và Tấn tiêu diệt Ngô ([[280]]).
 
Mặc dù tương đối ngắn, thời kỳ lịch sử đầy hỗn loạn và chinh chiến này đã được tiểu thuyết hóa trong văn học và rất nổi tiếng ở [[Trung Quốc]], [[Nhật Bản]], [[Triều Tiên]] và các nước [[Đông Nam Á]]. Nó được chuyển thể thành các vở kịch, tiểu thuyết, truyện dân gian, truyện dã sử cũng như trong phim ảnh, phim truyền hình nhiều tập và trò chơi điện tử. Nổi bật nhất trong số đó là tác phẩm ''[[Tam quốc diễn nghĩa]]'' của [[La Quán Trung]], một tác phẩm hư cấu dựa phần lớn theo lịch sử. Ghi chép lịch sử chính thức của thời kỳ này là ''[[Tam quốc chí]]'' của [[Trần Thọ]], với sự hiệu đính của Bùi Tùng Chi sau này.
 
Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Điều tra dân số cuối thời kỳ [[nhà Hán|nhà Đông Hán]] cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu [[nhà Tấn|nhà Tây Tấn]] (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 26 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.
 
== Lịch sử ==
 
Cái chết của [[Hán Linh Đế]] tháng 5 năm [[189]] đã dẫn đến thời kỳ [[nhiếp chính]] không ổn định của [[Hà Tiến]] vốn là Đại tướng quân và sự tái phát của mối bất hòa giữa các [[hoạn quan]] và các quan lại khác. Sau khi Hà Tiến bị Trương Nhượng, Đoàn Khuê nhóm [[thập thường thị]] giết thì bộ tướng là [[Viên Thiệu]] đã thảm sát các hoạn quan trong triều. Sự hỗn loạn trong triều đã mở đường cho thứ sử Tây Lương là [[Đổng Trác]] từ miền Tây Bắc trở về kinh thành [[Lạc Dương]] và kiểm soát toàn bộ triều chính, mở đầu cho các cuộc chiến tranh sát phạt lẫn nhau của các chư hầu trên toàn lãnh thổ Trung hoaHoa.
 
Đổng Trác liên tiếp sử dụng mưu kế bức bách để vua [[Hán Thiếu Đế]] (Lưu Biện) phải nhường ngôi cho em là Trần Lưu vương Lưu Hiệp, tức là [[Hán Hiến Đế]] và phế Thiếu Đế làm Hoằng Nông Vương rồi sau đó giết đi. Năm [[190]] liên minh 10 sứ quân do [[Viên Thiệu]] cầm đầu gồm có Viên Thiệu, [[Viên Thuật]], Hàn Phức, Khổng Do, Lưu Đại, Trương Mạo, Trương Siêu, Vương Khuông, Viên Di, Kiều Mạo đã nổi dậy ở các tỉnh miền đông chống lại Đổng Trác.<ref>Những người khác được [[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc Diễn Nghĩa]] đề cập tới nhưng thực ra không tham dự là: [[Khổng Dung]], [[Đào Khiêm]], [[Mã Đằng]], Trương Dương, [[Công Tôn Toản]]; [[Tôn Kiên]] cũng tự động khởi binh đánh Đổng Trác chứ không hội quân với Viên Thiệu - Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), sách đã dẫn, tr 351 - 352</ref> Cùng lúc, một sứ quân ở Ngô quận là Tôn Kiên cũng dấy binh đánh Đổng Trác. Dưới áp lực này, Đổng Trác phải mang Hiến đế chạy về phía tây tới [[Trường An]] vào tháng 5 năm [[191]]. Một năm sau đó, ông ta bị 1 tướng của mình là [[Lã Bố|Lữ Bố]] giết chết. Từ đây, Trung Quốc bắt đầu trải qua những cuộc giao tranh quân sự trong những năm tiếp theo.
 
===Trận Quan Độ và Xích Bích===
{{main|Trận Quan Độ|Trận Xích Bích}}
Năm [[191]], qua sự việc tranh giành quyền lực, thanh toán lẫn nhau giữa tướng quân Hà Tiến và mườiThập hoạnThường quanThị trong cung đã tạo ra mầm mống cho các cuộc bạo loạn sau này, đã có một số thảo luận bí mật trong liên minh về việc đưa ai lên nối ngôi nhưng các thành viên của liên minh dần bị tiêu diệt hoặc phải bỏ chạy. Chiến tranh thực sự diễn ra khi [[Đổng Trác]] rời bỏ [[Lạc Dương]]. Tháng 8 năm [[195]] vua [[Hán Hiến Đế|Hiến Đế]] phải rời Trường An bắt đầu một chuyến du hành đầy nguy hiểm về phương đông để tìm những người ủng hộ. Năm [[196]], khi ông gặp Tào Tháo ở Hứa ĐôXương, phần lớn các đối thủ tranh giành quyền lực cỡ nhỏ đã bị thu phục hay tiêu diệt bởi các thế lực lớn hơn. Đế chế nhà Hán đã bị chia sẻ giữa một số lãnh chúa lớn trong các khu vực. [[Viên Thiệu]] chiếm phần trung tâm phía bắc bao gồm Thanh Châu, Tinh Châu, Ký Châu và U châu (khu vực tỉnh Hà Bắc và phụ cận hiện nay), mở rộng quyền lực lên phía bắc sông [[Hoàng Hà]] chống lại [[Công Tôn Toản]], là người chiếm giữ khu vực biên giới phía bắc. Tào Tháo, ở phía nam của họ Viên, bị lôi cuốn vào cuộc chiến với [[Viên Thuật]] là người chiếm giữ vùng lưu vực sông Hoài (Hoài Nam) và [[Lưu Biểu]] ở miền trung sông [[Trường Giang|Dương Tử]] ([[Kinh Châu]]). Xa hơn về phía nam là viên tướng trẻ [[Tôn Sách]] (con Tôn Kiên) thiết lập quyền lực tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử ([[Giang Đông]]). Về phía tây, [[Lưu Chương]] chiếm [[Ích Châu]] trong khi đó [[Hán Trung]] và khu vực tây bắc bị chiếm giữ bởi một số các lãnh chúa nhỏ như Trương Lỗ, Trương Tú, Hàn Toại, Mã Đằng.
 
Tào Tháo, sau này là người sáng lập nhà [[tào Ngụy|nhà Ngụy]], đã nổi binh mùa đông năm [[189]]. Ông đã thu được khoảng 300.000 quân [[giặc Khăn Vàng|Khăn Vàng]] cũng như một loạt các nhóm quân sự có nguồn gốc bộ tộc vào quân đội của mình. Năm [[196]] ông ta thiết lập kinh đô cho nhà Hán ở [[Hứa Xương]] (Hứa Đô) và phát triển nông nghiệp trên cơ sở sử dụng sức lính để tăng thêm lương thảo cho quân đội. Sau khi tiêu diệt Viên Thuật năm [[197]] và các lãnh chúa miền đông như giết [[Lã Bố]] ([[198]]) và làm suy yếu [[Lưu Bị]] ([[199]]-[[200]]) ở [[Từ Châu]] trong một sự kế tiếp nhanh chóng, Tào Tháo nhằm sự chú ý của ông ta vào phía bắc tới [[Viên Thiệu]], người trong cùng năm đó đã tiêu diệt kẻ thù phía bắc của mình là [[Công Tôn Toản]].
 
Sau nhiều tháng lập kế hoạch, hai bên đã giao tranh tại [[Quan Độ]] năm [[200]]. Vượt qua đội quân đông đảo hơn của họ Viên (700.000 người so với hơn 70.000 quân của Tào Tháo), Tào Tháo đã đánh bại ông ta và làm tan rã quân miền bắc. Năm [[202]], Tào Tháo giành hoàn toàn thế chủ động sau cái chết của Viên Thiệu và sự chia rẽ của ba con trai ông ta để tiến lên phía bắc sông [[Hoàng Hà]]. Ông ta chiếm Nghiệp Thành năm [[204]] và xâm chiếm các tỉnh Ký Châu, Tinh Châu, Thanh Châu và U Châu. Cuối năm [[207]], sau những chiến dịch nhỏ chống lại người [[Ô Hoàn]] (乌桓), Tào Tháo đã giành được sự thống lĩnh không thể tranh cãi đối với miền đồng bằng [[Hoa Bắc]] gồm các tỉnh như Liêu Ninh, [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]], Nội Mông và Bắc Kinh ngày nay.
 
Sau khi liên minh với Viên Thiệu bị tan vỡ, [[Lưu Bị]] phải chạy về Kinh Châu nương náunhờ dưới trướng [[Lưu Biểu]].
 
[[Tập tin:Chibi.jpg|nhỏ|200px119x119px|Nơi từng diễn ra trận Xích Bích]]
Năm [[208]], Tào Tháo đưa quân về phía nam với ý định nhanh chóng thống nhất đế chế. Con Lưu Biểu là Lưu Tông đầu hàng, dâng đất Kinh Châu, Tương Dương cho họ Tào và Tào Tháo có thể triển khai một lực lượng thủy quân, lục quân lớn tại [[Giang Lăng]] (khoảng trên 20 vạn). Tuy nhiên, [[Tôn Quyền]] – người kế vị Tôn Sách tại Giang Đông và Lưu Bị sau khi chạy qua Hạ Khẩu, Giang Hạ vẫn tiếp tục chống cự. Mưu sĩ của Tôn Quyền là [[Lỗ Túc]] đảm bảo cho liên minh với Lưu Bị, là người đã thua chạy từ phía bắc. Liên quân của hai nhà khoảng 5 vạn quân giao tranh với thủy quân của Tào Tháo tại Xích Bích vào mùa đông. Sau vài giao tranh nhỏ, cuộc tấn công bằng hỏa công đã là đòn đánh quyết định làm quân Tào Tháo tan vỡ, và buộc ông ta phải rút chạy hỗn loạn về phương bắc. Chiến thắng của liên quân tại Xích Bích là đảm bảo cho sự sống còn của Lưu Bị và Tôn Quyền và là cơ sở để hình thành nên hai vương triều Thục và Ngô.
 
Dòng 34:
Sau khi chạy về phía bắc, Tào Tháo thu phục các khu vực ở miền tây bắc năm [[211]], đặc biệt là trong [[Trận Đồng Quan (211)|trận Đồng Quan]], ông đã đánh bại được hai thế lực cát cứ là [[Mã Siêu]] và [[Hàn Toại]], qua đó củng cố vững chắc quyền lực của mình. Ông ta tăng nhanh chức vụ cũng như sức mạnh quân đội, cuối cùng đạt đến tước phong Ngụy vương năm [[217]]. Lưu Bị tấn công vào [[Ích Châu]] và năm [[214]] thay thế Lưu Chương cai trị khu vực này, giao cho [[Quan Vũ]] cai quản Kinh Châu. Tôn Quyền, trong những năm sau đó bị vướng bận với việc chống lại Tào Tháo tại miền đông nam ở [[Hợp Phì]], bây giờ bắt đầu chú ý tới mảnh đất Kinh Châu màu mỡ và miền trung sông Dương Tử. Sự bất hòa giữa hai quốc gia liên minh này ngày càng tăng lên. Năm [[219]], sau khi Lưu Bị chiếm được Hán Trung và Tương Dương từ Tào Tháo, đại tướng của Ngô là Lã Mông đã bắt giết Quan Vũ và tái chiếm Kinh Châu.
 
Đầu năm [[220]], Tào Tháo chết, tháng 10 năm đó con ông là [[Tào Phi]] phế bỏ vua Hán Hiến Đế giành,lên ngôi, tức là Ngụy Vănhoàng đế, chấm dứt [[nhà Đông Hán]]. Tào Phi, đặt quốc hiệu là [[Tào Ngụy|Ngụy]], hiệu lênNgụy ngôiVăn Đế, đóng đô tại [[Lạc Dương]], Tào Tháo được truy tôn là "Thái Tổ Vũ Hoàng Đế".
 
Năm [[221]], Lưu Bị cũng tự xưng là Hoàng đế kế tục nhà Hán, tức Tiên chủ của Thục Hán với mục đích khôi phục nhà Hán. (Quốc gia này trong sử sách gọi là "Thục" hay "Thục-Hán".) Trong năm đó, Ngụy ban cho Tôn Quyền tước hiệu Ngô vương. Một năm sau, do việc Tôn Quyền sai Lã Mông bắt giết tướng Thục Hán là [[Quan Vũ]] và chiếm đóng toàn bộ Kinh Châu, quân đội Thục Hán tuyên bố chiến tranh với Đông Ngô và giao tranh với quân Ngô tại [[trận Di Lăng]]. Tại [[Hào Đình]], Lưu Bị bị tướng của Tôn Quyền là [[Lục Tốn]] đánh bại và phải lui quân về [[Thục Hán|Thục]], sau đó băng hà vào năm [[222]] tại thành [[Bạch Đế]]. Sau cái chết của Lưu Bị, Thục và Ngô dưới sự liên kết của Khổng Minh, đã thiết lập lại quan hệ bang giao để chống Tào Ngụy, tạo nên sự ổn định của trục ba quốc gia. Cuối năm 222 sau đại thắng Di Lăng, Tôn Quyền tự xưng vua Ngô độc lập với nhà Nguỵ nhưng vẫn khiêm tốn giữ tước hiệu "Ngô Vương" cho đến năm [[229]], Tôn Quyền chính thức từ chối công nhận nhà Ngụy của Tào Phi và lên ngôi hoàng đế tại [[Vũ Xương]],thành lập nhà Đông Ngô.Thế chân vạc Tam Quốc chính thức hình thành.
Dòng 42:
Năm [[222]], con Lưu Bị là [[Lưu Thiện]] lên ngôi kế nghiệp cha. Thất bại của Lưu Bị tại Hào Đình kết thúc thời kỳ thù địch giữa Ngô và Thục và cả hai tận dụng cơ hội này để tập trung vào những vấn đề trong nước cũng như để đối phó với nhà Ngụy. Đối với Tôn Quyền, chiến thắng này cũng kết thúc sự e ngại của ông về việc nhà Thục mở rộng về phía Kinh Châu và ông có thể nhòm ngó tới các bộ tộc thiểu số ở phía đông nam, là những bộ tộc mà người Hán gọi chung là "[[Sơn Việt]]" (xem thêm [[người Việt (tiếng Hoa)]] và [[Việt (tiếng Hoa)]] (越, 粵, 鉞)). Năm [[234]] ông ta đã đè bẹp các bộ lạc nổi dậy. Trong năm này, mười vạn quân Sơn Việt phải đầu hàng [[Gia Cát Cẩn]] sau ba năm bị bao vây ở [[Đan Dương]] (丹陽). Trong số này, bốn vạn người [[Man Di]] đã bị bắt đi lính cho nhà Ngô. Trong khi đó nhà Thục cũng gặp sự chống cự của bộ tộc bản xứ ở phía nam. Bộ tộc [[Người Lô Lô|Di]] (彝族) ở phía tây nam đã nổi dậy chống nhà Hán, chiếm giữ Ích Châu. Gia Cát Lượng, để tránh thế hai đầu đối địch, đã dẫn ba cánh quân tiến đánh bộ tộc Di. Quân đội của ông đã đánh một số trận với vua người Man là [[Mạnh Hoạch]], cuối cùng Mạnh Hoạch đã phải đầu hàng. Những người thổ dân (theo cách gọi của người Hán) được phép cư trú tại kinh đô nhà Thục ở [[Thành Đô]] như những công dân chính thức và người Di cũng phải đi lính cho nhà Thục.
 
Vào cuối cuộc chinh chiến miền nam của [[Gia Cát Lượng]], liên minh Thục - Ngô đang hưng thịnh và nhà Thục Hán có thể đem quân lên phía bắc. Năm [[227]] Gia Cát Lượng đem quân đến [[Hán Trung]], mở đầu cho những trận đánh với nhà Ngụy ở phía tây bắc. Năm sau, ông cho tướng [[Triệu Vân]] (趙雲), hay Tử Long (子龍), tấn công từ [[Tà Cốc]] để nghi binh trong khi tự mình dẫn quân đến [[Kỳ Sơn]]. Quân tiên phong của [[Mã Tốc]] tuy nhiên đã bị đánh bại tại [[trận Nhai Đình|Nhai Đình]] và quân Thục phải rút lui. Trong sáu năm tiếp theo Gia Cát Lượng đã vài lần đem quân tiến ra bắc Kỳ Sơn nhưng sự hạn chế về lương thảo, lại do đô đốc nhà Ngụy lúc đó là [[Tư Mã Ý]] phòng thủ nên ông đã không thành công. Năm [[234]] ông đem quân lần cuối tấn công ra bắc, đánh với quân Ngụy tại [[trận Vị Nam|Vị Nam]] ở phía nam sông [[Vị Thủy]]. Vì cái chết đột ngột của ông, quân Thục lại phải rút lui.
 
Trong thời gian những cuộc đánh lớn của Gia Cát Lượng ra miền bắc thì nhà Ngô luôn luôn phải đề phòng chống lại sự xâm lấn của nhà Ngụy. Khu vực quanh [[Hợp Phì]] thường xuyên dưới áp lực của Ngụy kể từ sau trận Xích Bích và là chiến trường cho những trận giao tranh cỡ nhỏ hơn. Do lo sợ chiến tranh nhiều người dân đã phải di cư tới miền nam sông Dương Tử. Sau cái chết của Gia Cát Lượng, những cuộc tấn công vào khu vực Hoài Nam đã tăng lên nhưng không có kết quả gì, nhà Ngụy không thể phá vỡ phòng tuyến của quân Ngô trên sông, kể cả pháo đài [[Nhu Tu]] (濡鬚, Xuru).
 
Thời gian cai trị kéo dài của Tôn Quyền là khoảng thời gian sung túc nhất của quốc gia này. Việc di dân từ phía bắc và "giải quyết xong" các bộ lạc thiểu số Man Di đã làm tăng nhân lực cho nông nghiệp, đặc biệt là ở hạ lưu sông Dương Tử. Vận tải đường sông phát triển, với sự ra đời của các kênh [[Chiết Đông]] và [[Giang Nam (định hướng)|Giang Nam]]. Thương mại với Thục phát triển, với một sự lưu thông lớn của bông từ Thục và sự phát triển của [[đồ tráng men]] và công nghệ luyện kim. Vận tải biển đã được hoàn thiện hơn để có thể đến được [[Mãn Châu]] và đảo [[Đài Loan]]. Về phía nam, các thương nhân Ngô đã đến [[Luy Lâu]] và [[Phù Nam]]). Với sự phát triển của kinh tế thì văn hóa, nghệ thuật cũng phát triển theo. Tại đồng bằng sông Dương Tử, những ảnh hưởng đầu tiên của [[Phật giáo]] đã xuất hiện ở phía nam [[Lạc Dương]]. (''Xem [[Phật giáo ở Trung Quốc]]'')
Dòng 50:
=== Tam Quốc quy Tấn ===
{{main|Chiến tranh Thục-Ngụy (263-264)|Chiến tranh Tấn-Ngô (280)}}
 
Sau khi Khai Quốc công thần và cũng là trụ cột không thể thay thế của Thục Hán là Khổng Minh Gia Cát Lượng qua đời ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần 6thứ Sáu (CN năm 234), vị trí [[Tể tướng|Thừa tướng]] của ông lần lượt được Tưởng Uyển, Phí Y và Đổng Doãn đảm nhận, chính sự tạm thời yên ổn. Sau năm [[258]], chính trường nhà Thục Hán ngày càng bị kiểm soát bởi các hoạn quan và tham nhũng tràn lan mà điển hình là Hoàng Hạo, lại thêm Hậu Chủ Lưu Thiện bất tài nhu nhược, tin dùng hoạn quan, ngày càng xa lánh trung thần khiến Thục Hán hoàn toàn đi trên vết xe đổ của vua Hán Linh Đế trước kia.
 
Cho dù có những cố gắng đầy nghị lực từ [[Khương Duy]], học trò của Gia Cát Lượng, nhà Thục Hán không thể giành được chiến thắng quyết định trước nhà Ngụy. Tám cuộc tấn công ra Bắc khi được khi thua, nhưng không lấn chiếm được đất đai của Ngụy và khiến lực lượng của Thục bị hao mòn. Trong thì loạn ngoài thì suy, việc Thục bị tiêu diệt chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hàng 58 ⟶ 59:
Từ những năm cuối thập niên [[230]], những rạn nứt đã xuất hiện và ngày càng trở lên rõ nét hơn giữa họ Tào lúc đó đang cai trị và họ Tư Mã. Sau cái chết của Tào Duệ, chủ nghĩa bè phái đã rõ nét hơn giữa quan nhiếp chính [[Tào Sảng]] và tổng chỉ huy quân đội [[Tư Mã Ý]]. Cẩn thận hơn, Tào Sảng đã để cho những người thân cận nắm giữ các chức vụ quan trọng và loại bỏ họ Tư Mã, mà ông cho là mối đe dọa. Sức mạnh của họ Tư Mã, một trong những dòng họ địa chủ lớn ở Trung Quốc thời Hán, đã được tăng thêm bởi những chiến thắng quân sự của Tư Mã Ý. Ngoài ra, Tư Mã Ý còn là một nhà chiến lược và chính trị nổi tiếng. Năm [[238]] ông đánh bại cuộc nổi dậy của [[Công Tôn Uyên]] và đưa vùng [[Liêu Đông]] về dưới sự kiểm soát của trung ương. Cuối cùng, ông vượt qua Tào Sảng trong trò chơi quyền lực. Nắm lấy cơ hội, nhân lúc những người thuộc phe hoàng gia đi viếng [[Cao Bình lăng]], Tư Mã Ý làm đảo chính ở Lạc Dương, ép lực lượng của Tào Sảng rời khỏi chính quyền. Rất nhiều người phản đối về việc quyền lực nghiêng về gia đình Tư Mã quá nhiều; nổi tiếng nhất là [[Trúc Lâm Thất Hiền]]. Một trong bảy người này, [[Kê Khang]], đã bị giết như là một phần của sự thanh lọc sau khi Tào Phương thất thế.
 
Sau khi Tư Mã Ý chết, các con là [[Tư Mã Sư]] và [[Tư Mã Chiêu]] tiếp tục cầm quyền ở Ngụy. Việc đánh dẹp những lực lượng kháng cự trong nước Ngụy như Vô KỳKhâu Kiệm, Gia Cát Đản và chống lại cuộc xâm lấn của đại tướng Khương Duy bên Thục càng khiến thế lực của họ Tư Mã thêm mạnh. Việc tiêu diệt Thục (năm 263), tuy trên danh nghĩa là Ngụy diệt nhưng thực chất là do Tấn vương Tư Mã Chiêu.
 
Năm 264, Tư Mã Chiêu chết, con là Tư Mã Viêm lên thay tước Tấn vương. Tháng chạp năm sau (tức tháng 2 năm 266), Viêm phế bỏ Ngụy Nguyên đế Tào Hoán lên làm vua, tức là [[Tấn Vũ Đế]].
Hàng 66 ⟶ 67:
Sau khi Cảnh đế Tôn Hưu chết, Tôn Hạo lên thay lại là người tàn bạo độc ác khiến nhân tâm thêm chia lìa.
 
Năm [[269]] Dương HộHỗ, tướng [[nhà Tấn]] tại miền nam, bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm nước Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền [[Vương Tuấn]]. Bốn năm sau, [[Lục Kháng]], vị tướng giỏi cuối cùng của nhà Ngô chết, nước Ngô không còn tướng tài.
 
Kế hoạch xâm chiếm của nhà Tấn cuối cùng đã diễn ra vào mùa đông năm [[279]]. [[Tấn Vũ Đế|Tư Mã Viêm]] ra lệnh tấn công bằng 5 cánh quân đồng thời dọc theo sông Dương Tử từ Kiến Khang tới Giang Lăng trong khi hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng tới Kinh Châu dưới sự chỉ huy của các tướng [[Đỗ Dự]], Vương Tuấn. Trước các cuộc tấn công mãnh liệt của quân Tấn, lực lượng nhà Ngô tan rã và [[Kiến Khang]] mất vào tháng 3 năm [[280]]. Tôn Hạo đầu hàng, đóng lại một thế kỷ chia cắt đầy biến động.
Hàng 86 ⟶ 87:
 
=== Dân số ===
Lãnh thổ của ba nước Ngụy, Thục, Ngô rộng hơn thời Đông Hán trở về trước. Ba nước không thể thôn tính được nhau nên tính tới chuyện cùng phát triển ra bên ngoài, thu thập các bộ tộc láng giềng nhỏ yếu hơn và văn hóa kém phát triển hơn. Ngụy thu phục người Tiên TyTi, Ô Hoàn; Thục thu thập người Di và người Khương ở Thanh Hải; Ngô thu phục người Việt ở vùng núi ba tỉnh Giang, Chiết, Hoãn.<ref name=autogenerated1 />
 
Về dân số, nhà Ngụy là mạnh nhất. Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891 người trong phạm vi biên giới của mình. Nhà Thục có 280.000 hộ dân số 940.000 người. Đông Ngô có 523.000 hộ, 2.558.000 người.<ref>Học viện quân sự cấp cao, sách đã dẫn, tr 90-91</ref> Như vậy, nhà Ngụy chiếm hơn 58% dân số và khoảng 40% diện tích. Với những nguồn lực này, nhà Ngụy có thể có tới hơn 400.000 quân trong khi nhà Thục và Ngô có thể có 102.000 và 230.000 quân tương ứng: khoảng 10% dân số. Liên minh Thục-Ngô chống lại nhà Ngụy là một liên minh quân sự ổn định; biên giới của ba quốc gia này gần như không thay đổi trong hơn 40 năm.<ref>''Tam Quốc bình giảng'' - Nguyễn Tử Quang, Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, 1988</ref> Cần lưu ý là trong thời kì này lưu dân chạy loạn rất nhiều, nhất là ba nước mới lập quốc, và các lưu dân thường cố tình che giấu hộ tịch để trốn đinh, trốn thuế nên dân số thực tế có thể cao hơn 20-50%.