Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây du ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 42.113.198.158 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 2001:EE0:4659:1E70:753C:257E:61E:DF15
Thẻ: Lùi tất cả
thêm liên kết
Dòng 35:
 
== Nội dung ==
Trong tiểu thuyết, [[HuyềnĐường TrangTăng (nhân vật tiểu thuyết)|Trần Huyền Trang]] (陳玄奘) được [[Quan Âm|Quan Âm Bồ Tát]] bảo đến Tây Trúc ([[Ấn Độ]]) thỉnh kinh [[Phật giáo]] mang về Trung Quốc. Theo ông là 3 đệ tử - một khỉ đá tên [[Tôn Ngộ Không]] (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên [[Trư Bát Giới|Trư Ngộ Năng]] (豬悟能) và một thủy quái tên [[Sa Tăng|Sa Ngộ Tĩnh]] (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của [[Long vương|Long Vương]] ([[Bạch Long Mã]]).
 
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở [[biển Hoa Đông]], xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Phật Tổ Như Lai]] bắt nhốt trong [[Ngũ Hành Sơn|núi Ngũ Hành]] 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một [[Tỉ-khâu|nhà sư]] ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi [[hoàng đế]] thoát chết.
Dòng 148:
Một số [[học giả]] cho rằng tiểu thuyết [[châm biếm]] sự suy yếu của chính quyền Trung Hoa thời đó. Nó là [[tác phẩm văn học]] với chất lượng đạt tới đỉnh cao, đứng trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với ''[[Hồng lâu mộng|Hồng Lâu Mộng]]'' của ''[[Tào Tuyết Cần]]'', ''[[Thủy hử]]'' của ''[[Thi Nại Am]]'' và ''[[Tam quốc diễn nghĩa]]'' của ''[[La Quán Trung]]'').
 
Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận khác cho rằng [[hình ảnh]] kết hợp của thầy trò [[HuyềnĐường TrangTăng (nhân vật tiểu thuyết)|Tam Tạng]] lại ẩn giấu một khái niệm quan trọng về [[Tâm (Phật giáo)|tâm]]. Mỗi nhân vật từ [[Huyền Trang|Đường Tam Tạng]] đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của tâm.
 
*[[Bạch Long Mã]]: Ngựa tượng trưng cho xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi âm. Người mà thể xác bệnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì làm sao có thể quyết tâm chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo. Bạch Long Mã là một người quân tử, khôi ngô tuấn tú song vì quá mê tửu sắc nên khi bị người tình phản bội đã nông nỗi đập nát báu vật mà [[Ngọc Hoàng Thượng đế]] ban cho. Khi phù giá Đường Tăng ông là một con ngựa. Nên pháp danh của ông là Ngộ Ký
Dòng 154:
*[[Trư Bát Giới]]: là tính tham và dục, những tâm tính [[bản năng]]. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Vì thế, mà pháp danh của Bát giới là Ngộ năng.
*[[Tôn Ngộ Không]]: tượng trưng cho trí, lý trí. [[Lý trí]] phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề Thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống [[biển]], quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng "Lão Tôn" là tính kiêu căng. Trước mặt, Trời vẫn nghênh ngang không chịu quỳ, ăn nói bất kể tôn ti trật tự. Đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế. Lý trí vì những "thuộc tính" như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề Thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Khi về tới chùa Lôi Âm, thành phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn.
*[[HuyềnĐường TrangTăng (nhân vật tiểu thuyết)|Đường Tăng]]: tượng trưng cho tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ. Ngoài ra còn có tính phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Một trăm lần Tề thiên cản: "Yêu ma đấy, chớ có cứu". Và đủ một trăm lần Đường tăng cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường Tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chiều theo vọng tâm, tình cảm nhất thời.
 
Ngoài ra có những chi tiết mang ẩn ý sâu xa, nếu không am hiểu kĩ thì dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ, chi tiết A nan và Ca diếp đòi Đường tăng phải dâng bát vàng mới truyền kinh thư. Đọc lơ mơ, lắm người bảo rằng A nan và Ca diếp đòi ăn hối lộ. Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật. Trong mười đại đệ tử của Phật, Ca Diếp đứng hạng ba, A nan đứng thứ mười, đều đắc quả [[A-la-hán]], dứt bỏ hết các lậu hoặc (nhất thiết lậu tận), không thể vướng lụy vì chút của cải vụn vặt của thế gian. Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho Đường Tăng. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng trưng cho của cải và danh vọng ở thế gian. Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục. Hành động của Đường Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng.
Dòng 166:
[[Hình:A Modern Journey to the West7.jpg|nhỏ|250px|phải|Tranh họa Nhật Bản - Tôn Ngộ Không và Tam Tạng]]
* [[Tôn Ngộ Không]], một con khỉ đá thành tinh có phép thuật mà biết quy y cửa Phật, ngày nay đã trở thành một trong những nhân vật được yêu mến nhất trong văn học Trung Hoa. Đây là một nhân vật quen thuộc đối với nhiều người ở [[châu Á]], và được so sánh với [[chuột Mickey]] ở phương Tây. Có nhiều giả thiết cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của [[Hanuman]], một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên [[sử thi]] [[Ramayana]].<ref>http://vinhphucdost.gov.vn/news/news.php?topicid=143&pageid=0000001294 {{Dead link}}</ref> Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra một nguồn gốc khác của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm, tìm thấy trong [[Động Thiên Phật]], cách huyện [[Tây An]], tỉnh [[Cam Túc]] khoảng 90&nbsp;km. Các bức hình có cảnh một vị hòa thượng và "Hầu hình nhân" (người hình khỉ) đang trang nghiêm chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch. Theo giáo sư Hà Văn Kiệt, trưởng nhóm nghiên cứu, Tôn Ngộ Không thực chất là một người đàn ông có thật, tên là [[Thạch Bàn Đà]], quê tại thành [[Tiên Dương]], người dân tộc Hồ. Ông có ngoại hình xấu xí, thô kệch, kỳ quái, nên có biệt danh là ''"Hầu hình nhân"''. Tuy nhiên, người dân trong vùng ai cũng yêu quý Thạch Bàn Đà, bởi ông tính tình thực thà, thông minh nhanh nhẹn, võ nghệ cao cường, thường hay cứu mạng dân lành, diệt trừ thú dữ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương, biết tin Huyền Trang đang giảng kinh, người đàn ông xấu xí này liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa, thấm dần tư tưởng nhà Phật. Ông một người một ngựa, tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên, cùng sư phụ vượt mọi gian nan, hiểm trở trên đường lấy kinh.<ref>{{Chú thích web | url = http://baodatviet.vn/doi-song/ton-ngo-khong-la-nhan-vat-co-that-2237070/ | tiêu đề = Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật?| tác giả = Mai Anh| ngày = 2012-03-07| ngày truy cập = 2018-02-20 | nơi xuất bản = Báo Đất Việt | ngôn ngữ = Tiếng Việt | url lưu trữ = https://web.archive.org/web/20120308222627/http://baodatviet.vn/Home/doisong/Ton-Ngo-Khong-la-nhan-vat-co-that/20123/196067.datviet| ngày lưu trữ = 2012-03-08}}</ref>
* [[HuyềnĐường Tăng (nhân vật tiểu Trangthuyết)|Đường Tam Tạng]]
* [[Trư Bát Giới]]
* [[Sa Tăng]]