Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Viết linh tinh
Dòng 13:
Họ cùng học với nhau trong 3 năm, từ đó quan hệ của họ càng được củng cố thêm. Tuy ở cùng nhau ba năm, Sơn Bá chưa bao giờ nghĩ Anh Đài là con gái. Khi hai người chia tay nhau, Chúc Anh Đài có nói rằng sẽ thu xếp để Lương Sơn Bá cưới người em gái 16 tuổi (thật chất ý nói là cô) của mình. Khi Lương Sơn Bá đến nhà Chúc Anh Đài, anh mới phát hiện ra giới tính thật sự của cô. Anh Đài rất tốt bụng, tươi vui và lạc quan nên cũng dần dần chiếm được tình cảm của anh chàng Lương Sơn Bá.
 
Mặc dù họ dành hết tình cảm cho nhau và yêu nhau say đắm kể từ thời điểm đó, nhưng Chúc Anh Đài đã bị cha mẹ mình hứa gả cho Mã Văn Tài (馬文才). Vì phiền muộn, Lương Sơn Bá đã lâm bệnh và sau đó mất tại nơi làm việc khi đang làm tri huyện tại Ngân huyện (鄞縣).
 
Vào ngày Chúc Anh Đài phải lấy Mã Văn Tài, khi đoàn đón dâu đi ngang qua mộ Lương Sơn Bá, một trận cuồng phong nổi lên ngăn cản đoàn đi tiếp. Chúc Anh Đài rời kiệu hoa đến trước mộ Lương Sơn Bá để cúng tế. Phần mộ Lương Sơn Bá bỗng mở ra và Chúc Anh Đài đi vào trong đó. Sau đó, từ trong mộ, một đôi bướm rất đẹp quấn quýt bên nhau và cùng bay đi, lượn quanh khóm hoa tươi.
Dòng 59:
Truyền thuyết này đã được mô phỏng thành các phiên bản địa phương của hí kịch Trung Quốc truyền thống, chẳng hạn ''Lương Chúc'' trong hí kịch Thiệu Hưng và ''Liễu ấm ký'' (柳蔭記) trong hí kịch Tứ Xuyên. Phiên bản trong Thiệu Hưng kịch đã được chuyển thể thành phim màu năm [[1953]] <ref>[http://www.liangzhu.org/html/lzsg05.asp 梁祝<!-- Bot generated title -->]</ref> tại Trung Quốc với Phạm Thụy Quyên (范瑞鹃) vai Lương Sơn Bá, Viên Tuyết Phân (袁雪芬) vai Chúc Anh Đài. Giới thiệu bộ phim này do Bộ Văn hóa và Ủy ban quân sự và chính trị Đông Hoa thực hiện đã diễn ra trên quê hương của Chúc Anh Đài ở [[Thượng Ngu]].
 
Câu chuyện cũng truyền cảm hứng cho sự ra đời của ''[[Concerto Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài|Lương Chúc tiểu đề cầm hiệp tấu khúc]]'' (bản côngxectô Lương Chúc dành cho viôlông梁祝小提協奏曲), một sáng tác dành cho [[vĩ cầm|viôlông]] và [[ban nhạc|dàn nhạc]]. Nó được các nhà soạn nhạc Trung Quốc là Hà Chiêm Hào (何占豪) và Trần Cương (陈钢) sáng tác năm [[1958]].
 
Bản côngxectô này dài gần khoảng 30 phút và là một trong những tác phẩm kinh điển của nền âm nhạc Trung Quốc hiện đại. Trong thập niên 1970, đài truyền hình [[TVB]] của [[Hồng Kông]] đã cho viết phỏng theo truyền thuyết này các đoạn tiểu khúc âm nhạc, với Đàm Bách Tiến và Susanna Kwan thể hiện các đoạn xướng âm cho các phần nhạc thu do Cố Gia Huy viết.