Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Viện Đại học Vạn Hạnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
Viện Đại học Vạn Hạnh được Bộ Giáo dục [[Việt Nam Cộng hòa]] cấp giấy phép ngày [[17 tháng 10|17 tháng Mười]] năm [[1964]], với Thượng tọa [[Thích Minh Châu]] làm viện trưởng và Thượng tọa Thích Mãn Giác làm phó viện trưởng<ref>[http://www.quangduc.com/Danhnhanvn/htmangiac/htmangiac-dienthuphanuu.html Hòa thượng Thích Mãn Giác]</ref>.
 
Sĩ số năm [[1970]] là 3.210 sinh viên.<ref>[http://www.quangduc.com/vietnam/50namchanhungpg2-02.html 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam]</ref> Tính đến năm [[1973]], tổng số sinh viên ghi danh nhập học là 3.661. Thư viện của viện đại học có hơn 25.000 đầu sách.
 
Sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Viện Đại học Vạn Hạnh vẫn thuộc quyền quản lý của [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất]]. Sau khi các tổ chức Phật giáo hợp nhất thành [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam]] năm 1981, Viện Đại học Vạn Hạnh thuộc quyền quản lý của [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam]]. Sau đó, Giáo hội chỉ còn quản lý [[Thiền viện Vạn Hạnh (Sài Gòn)|Thiền viện Vạn Hạnh]], các khoa còn lại chuyển giao cho [[Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh]]. [[Thiền viện Vạn Hạnh (Sài Gòn)|Thiền viện Vạn Hạnh]] và [[Thiền viện Quảng Đức]] hiện nay là hai cơ sở giáo dục của [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam]] tại miền Nam. Ngoài ra [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam]] còn có Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Phân viện của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tại Cần Thơ là những cơ sở giáo dục cấp Đại học của Giáo hội.