Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Marengo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
== Bối cảnh lịch sử ==
[[File:Napoleon4.jpg|thumb|left|[[Đệ nhất tổng tài vượt dãy Anpơ trên đèo Grand-Saint-Bernard]], họa phẩm của [[Jacques-Louis David]]|alt=Napoléon trên lưng con bạch mã phi nước đại, ông chỉ huy tam quân tiếp tục vượt qua dãy.]]
Nền quân chủ Áo ký kết [[Hiệp định Campo Formio]] với nước Cộng hòa Pháp vào ngày [[17 tháng 10]] năm [[1797]], chấm dứt cuộc Chiến tranh [[Liên minh thứ nhất]]. Tuy nhiên, các liệt cường Âu châu cho rằng đây chỉ đơn thuần là một khoảng thời gian giải lao. Nhờ sự bành trướng của mình mà chế độ Đốc chính Pháp đã có thêm các quốc gia chư hầu bao gồm các nền Cộng hòa La Mã, Ligurian ([[Genova]]) và Cisalpine ([[Lombardy]]), ngoài ra Pháp còn sáp nhập một số đất đai mà họ [[xâm lược]] được từ các Vương triều [[phong kiến]]. Vào ngày [[12 tháng 4]] năm ấy, [[Hà Lan]] cũng đã trở thành đồng minh của Pháp quốc. Cuộc ''chiến tranh tổng lực'' đầu tiên này đã gây tiêu hao sinh lực của nước Pháp, do đó chính quyền Đốc chính cho rằng cần phải tiếp tục mở rộng nước Pháp. Người Áo đã cảm thấy mối hiểm họa rất lớn từ Pháp và do bất đồng với [[Anh Quốc]] từ năm 1797, họ liên minh với [[Đế quốc Nga]]. Không thể trực tiếp đánh hạ Anh Quốc, Tướng Napoléon Bonaparte xâm lược [[Ai Cập]] nhằm gián tiếp "trừng trị" nước Anh. Nhân dân [[Ái Nhĩ Lan]] thấy vậy liền phất cờ khởi nghĩa chống Anh để ủng hộ Napoléon, và đây là cái cơ để nước Anh lâm chiến. Do Ai Cập bấy giờ là đất thuộc [[Đế quốc Ottoman]] nên sự xâm lăng của Napoléon đã khiến cho Ottoman gia nhập [[Liên minh thứ hai]] vào năm [[1798]]. Trong năm ấy, quân Áo tấn công quân Pháp tại La Mã nhưng bị đại bại. Nhận thấy cần mở mang thêm lãnh thổ và kiếm thêm lợi cho Pháp, Hội đồng Đốc chính phát binh vào Mùa Xuân năm [[1799]], mở ra cuộc Chiến tranh [[Liên minh thứ hai]]. Dần dần, Hội đồng này bất lực nên trở nên mất lòng dân. Tướng Napoléon Bonaparte chớp lấy thời cơ liền tổ chức đảo chính vào ngày [[9 tháng 11]] năm ấy, lên làm Đệ nhất Tổng tài của nước Cộng hòa Pháp. <ref>David Hollins, Christa Hook, ''Marengo 1800: Napoleon's Day of Fate'', các trang 6-8.</ref>
 
Trận chiến Marengo là một chiến thắng bảo đảm cho thắng lợi của Napoléon trong [[Các chiến dịch Ý trong Chiến tranh Cách mạng Pháp#Liên minh thứ hai (1799–1800)|Chiến dịch Ý năm 1800]] và là trận đánh nổi tiếng nhất trong cả chiến dịch này. Bằng một cuộc băng qua dãy Anpơ đầy chất táo bạo<ref>Shosenberg, p. 63</ref> cùng với Binh đoàn Dự Bị của ông (thực chất do Tướng [[Louis Alexandre Berthier]] chỉ huy) giữa tháng 5 năm 1800 gần như trước khi các hẻm nũi được mở ra, Napoléon Bonparte (người đã vượt dãy núi trên lưng một con la) đã đe dọa đến các tuyến đường tiếp tế của Thống chế Melas ở miền Bắc Ý. Quân đội Pháp sau đó chiếm đóng [[Milano]] vào ngày [[2 tháng 6]] năm 1800, tiếp theo đó [[Pavia]], [[Piacenza]] và [[Stradella, Lombardy]] lần lượt thất thủ, cắt đường tiếp viện chính của người Áo về phía Đông dọc theo bờ Nam của con [[sông Po]]. Napoléon Bonaparte hy vọng rằng Melas còn đang bận tâm với [[Trận công kích Genoa (1800)|cuộc vây hãm thành Genoa]] do Tướng [[André Masséna]] trấn thủ, nên sẽ ngăn ngừa quân Áo khỏi việc chống trả lại cuộc tấn công của ông. Tuy nhiên, Genoa thất thủ vào ngày [[4 tháng 6]] năm 1800, làm cho hàng loạt binh sĩ Áo có thể chuẩn bị chiến dịch đánh Pháp.<ref name="Hollins606"/>