Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Martin Heidegger”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thêm liên kết cho E. Husserl
Dòng 19:
'''Martin Heidegger''' ([[26 tháng 9]] năm [[1889]] – [[26 tháng 5]] năm [[1976]]),(phát âm[ˈmaɐ̯tiːn ˈhaɪ̯dɛgɐ]) là một triết gia Đức<ref>Naess, Arne, D.; Wolin, Richard. (2019, Jan. 28). Martin Heidegger. [https://www.britannica.com/biography/Martin-Heidegger-German-philosopher Encyclopædia Britannica, Inc]. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2019.</ref>. Ông chịu ảnh hưởng của nhà triết học [[Franz Brentano]]<ref>Safranski, Rüdiger. (1999). [https://books.google.com/books?id=DX47SpX5cnMC&lpg=PA25&ots=QMm6R8TXC9&dq=Martin%20Heidegger%20%26%20Franz%20Brentano&hl=vi&pg=PA25#v=onepage&q=Martin%20Heidegger%20&f=false Martin Heidegger: Between Good and Evil]. Harvard University Press. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2019.</ref>, sau khi nghiên cứu, ông quyết định tìm hiểu ý nghĩa của [[khái niệm]] [[tồn tại]] và cấu trúc bản thể của tồn tại người.
==Tiểu sử==
Năm 1916, Heidegger được nhận bảo trợ từ triết gia hiện tượng học [[Edmund Husserl]]. Từ 1918-1923, ông trở lại đại học Freiburg với tư cách là một trợ lý cao cấp (được trả lương) của Husserl. Năm 1923, ông được bầu vào chức vị giáo sư xuất sắc<ref>Giáo sư xuất sắc - extraordinary professor, ở Đức, chức vị này thấp hơn chức vị giáo sư đầy đủ (full professor)).</ref> về triết học tại Đại học Marburg. Năm 1927, Heidegger trở thành giáo sư đầy đủ của Đại học Marburg. Sau khi Husserl nghỉ hưu năm 1928, Heidegger nhận chức Trưởng khoa triết học ở Đại học Freiburg, bất chấp lời phản đối từ Đại học Marburg.<ref>The Basics of Philosophy (2019). [https://www.philosophybasics.com/philosophers_heidegger.html Individual Philosopher Martin Heidegger]. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2019.</ref>
 
Heidegger gia nhập [[Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa|Đảng Quốc xã]] vào năm 1933, cùng năm này ông trở thành Hiệu trưởng của Đại học Freiburg. Với tư cách là Hiệu trưởng, Heidegger đã ra mặt can thiệp cho ba giáo sư gốc người Do Thái không bị sa thải. Tuy nhiên, ông ta cũng từ chối hỗ trợ tài chính cho các sinh viên không phải là [[người Aryan]]. Năm 1934, Heidegger đã từ bỏ chức vụ Hiệu trưởng, có thể vì áp lực từ các giảng viên, những người đã phẫn nộ với ảnh hưởng của Đức Quốc xã; nhưng cũng có thể Heidegger nghĩ rằng Đức quốc xã sẽ đồng ý với ông về mặt triết học, nhưng khi nhận ra rằng họ không phải là những người trí thức, ông ấy đã bỏ đi.