Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 141:
17 giờ ngày [[26 tháng 4]], Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu với tiếng gầm thét của cuộc pháo kích cấp tập từ hơn 20 [[tiểu đoàn]] pháo binh thuộc các [[Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 2]], 3 và 4 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] vào các căn cứ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại [[Nhơn Trạch]], [[Hố Nai]], Biên Hoà, Nước Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa, Đồng Dù, Trảng Bàng, Gò Dầu. Trận pháo kích kéo dài gần 1 giờ liền đã làm rung chuyển nội đô Sài Gòn. Pháo binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản ứng yếu ớt và nhanh chóng bị hỏa lực của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] dập tắt.<ref>Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. trang 413.</ref>
 
'''Trên hướng Đông''', Quân đoàn 2 sử dụng sư đoàn 304 mở màn cuộc tấn công vào cụm Long Thành - Nước Trong, đánh bật được lữ đoàn Thủy quân lục chiến 468 ra rừng cao su, bắn cháy gần 20 xe tăng, xe bọc thép nhưng và chỉ bị tổn thất một xe tăng.<ref name="ReferenceA">Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004). trang 277.</ref> Đến đêm 26 tháng 4, sư đoàn 304 chỉ chiếm được trường thiết giáp, chưa giải quyết được khu vực trường bộ binh và ngã ba đường 15 với các chốt công sự kiên cố vẫn ở trong tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại mũi thứ yếu, sư đoàn 3 Sao Vàng đã chiếm được các khu vực Bình Giã, Ngãi Giao và Núi Đất sau 2 giờ giao chiến. 17 giờ chiều 27 tháng 4, trung đoàn 141 của sư đoàn này và đại đội xe tăng 4 có pháo binh yểm hộ đã đánh chiếm thị xã Bà Rịa và huyện Xuyên Mộc. Quân lực Việt Nam Cộng hòa chốt giữ tại cầu Cỏ May đã phá cầu nhưng không chặn được mũi vu hồi sâu của sư đoàn 3 Sao Vàng và phải rút chạy. 16 giờ ngày 29 tháng 4, sư đoàn 3 chiếm thị xã Vũng Tàu.<ref name="lskccmcn416">Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. trang 416.</ref> Các phân đội Z23, Z22 lữ đoàn 316 và tiểu đoàn 81 (trung đoàn đặc công cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc nhưng bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản kích nên có 30 người hi sinh.<ref>Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (Biên niên sự kiện). trang 208.</ref> Các lực lượng địa phương giải phóng các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và các mảng nông thôn 2 bên quốc lộ 15, 25, 19, 1 và 2.
[[Tập tin:A DKB rocket launcher of the Vietnam People's Army.jpg|nhỏ|trái|250px|Trung đoàn 115 đã sử dụng những khẩu pháo phản lực DKB như thế này để phóng 200 quả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.]]