Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Mạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 162:
Đặc biệt là vào năm [[1839]], dựa trên các kiểu mẫu phương Tây, các Đốc công [[Hoàng Văn Lịch]], [[Vũ Huy Trịnh]] cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau ([[1840]]), Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điều đáng tiếc là mọi việc dường như bị đình lại sau đó.<ref>Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, ''Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 1'', Nhà Xuất bản Giáo dục, TPHCM 2005, tr. 451.</ref>
 
=== Xét xử công thần quá cố ===
{{Chính|Lê Văn Duyệt|Lê Chất}}
Vua Minh Mạng và Tả quân [[Lê Văn Duyệt]] ([[1764]][[1832]]) vốn có nhiều [[Wikt:hiềm khích|hiềm khích]] và [[Wikt:tư thù|tư thù]]. Dù không ưa Lê Văn Duyệt nhưng ông không dám<ref>“Theo ''Đại Nam liệt truyện chính biên'' thì khi làm tổngTổng trấn Gia Định Thành, Lê Văn Duyệt uy quyền to lắm mà lòng người cũng kính phục nên vua Minh Mạng tuy trong lòng căm ghét nhưng cũng không dám làm gì”.<br> [http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=139068&ChannelID=10 Mộ tảTả quân Lê Văn Duyệt hiện ở đâu?], báo Tuổi Trẻ, 21/05/2006.</ref> làm gì, do công lao và uy quyền quá lớn của Lê Văn Duyệt với triều đình.
 
Năm [[1833]], [[Lê Văn Duyệt]] qua đời, con nuôi là [[Lê Văn Khôi]] (? – [[1834]]) nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định), Minh Mạng trong khi đánh dẹp cuộc nổi dậy này vẫn thường ban trách Lê Văn Duyệt.
 
Năm [[1835]], sau khi dẹp xong [[cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi]], Minh Mạng bèn làm án Tả quân, giao cho nhóm nội các là [[Hà Tông Quyền|Hà Quyền]], [[Nguyễn Tri Phương]] và [[Hoàng Quýnh]] nghị tội Tả quân có sáu điều, có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân. Bản án quyết định truy đoạt quan chức, phá bỏ quan quách giết thây. Mộ [[Lê Văn Duyệt]] ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích, phía trên khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: ''Đây chỗ tên '''lại cái''' lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước''<ref>Nguyên văn chữ Hán: ''權奄黎文悅服法處'' (''Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ'').</ref>; các ngôi mộ cha mẹ của Lê Văn Duyệt bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia.
 
Sang năm sau ([[1836]]), Minh Mạng lại sai đình thần làm án [[Lê Chất]] ([[1769]][[1826]]), một công thần từ thời [[Gia Long]], đã qua đời năm 1826. Bài dụ về tội trạng của Lê Chất như sau:
{{cquote|
''...Lê Chất cùng với [[Lê Văn Duyệt]], dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết...''
Dòng 176:
''Vậy cho Tổng đốc Bình Phú Võ Xuân Cẩn san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ “Chỗ này là nơi Lê Chất phục pháp” để làm gương cho kẻ gian tặc muôn đời. Còn vợ hắn là Lê Thị Sai… cùng con là Lê Cẩn, Lê Trương, Lê Thường, Lê Kỵ, đều… trảm giam hậu. Lại tịch biên gia sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh chứa cả vào kho.''|||
}}
Nhà sử học [[Trần Trọng Kim]] bình luận về việc làm án các công thần đã chết này trong sách [[Việt Nam sử lược]] như sau:
{{cquote|
''Quan quân bình xong giặc [[Lê Văn Khôi]] rồi vua Thánh Tổ sai phá thành Phiên An đi, xây lại chỗ khác và ngài xuống chiếu định truy tội Lê Văn Duyệt và tội Lê Chất. Cứ bình tĩnh mà xét, thì chẳng qua là vua Thánh Tổ vốn có ý không ưa hai ông ấy, rồi đình thần lại nhân đó mà bới việc ra để chiều ý ngài, cho nên thành ra hai cái án thật là không đáng.''|||[[Trần Trọng Kim]]<ref>''[[Việt Nam sử lược]]'', Nhà xuấtXuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1964, tr.455 - 446.</ref>
}}